“Lằn ranh” vỡ nợ
2009-12-07 19:06:24
Tháng 10/1975, cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã từ chối cứu thành phố New York khi thành phố này đang bên bờ vực phá sản. Trong một vài tuần sau đó, ông đã thay đổi quyết định. Đằng sau quyết định này chính là sự lo lắng về khả năng New York phải tuyên bố vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của nhiều thành phố và bang khác, thậm chí nước Mỹ nói chung cũng sẽ phải chịu tác động.
Hiện nay ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, khi tập đoàn Dubai World đang xin khất nợ, người ta có những lo lắng tương tự. Ai cũng biết tập đoàn này gặp rắc rối về tài chính thế nhưng nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chính phủ Dubai và nhất là nước láng giềng Abu Dhabi sẽ cứu tập đoàn.
Khu vực châu Âu cũng đang tồn tại những lo lắng tương tự. Nếu những nước có tình hình tài chính tệ hại như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha có khi nào đó gặp khó khăn đối với các khoản nợ, liệu các nước thành viên khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có hỗ trợ cho những nước này. Nếu không, sự vỡ nợ của một nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ ảnh hưởng đến khả khu vực đồng tiền chung châu Âu nói chung.
Hiện có rất ít dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sắp đến. Lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp và Ireland, hai nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu với mức thâm hụt ngân sách lớn nhất, hiện ở thấp hơn mức 5% một chút. Mức này là cao nếu so với mức 3,1% của trái phiếu chính phủ Đức. Ở thời điểm lần gần nhất khi nhà đầu tư hoảng sợ với tình hình tín dụng tại khu vực châu Âu, nhiều nước vẫn có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu.
Lo lắng hiện nay chính là tâm lý chuộng rủi ro của nhà đầu tư có thể không kéo dài mãi. Nhiều nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu với tiềm lực tài chính công kém cho đến nay đã hết sức lo lắng về vấn đề lương người lao động. Cạnh tranh lương ở mức thấp khiến nền kinh tế nhóm nước này gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng và thu được nguồn thu thuế. Trong hoàn cảnh đó, giải pháp nhìn chung là hạ giá đồng nội tệ, thế nhưng đây không phải là lựa chọn dành cho những nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Dù những rắc rối là giống nhau, mỗi nước có cách giải quyết khác nhau. Lo lắng về nợ công, Ý không dùng chính sách tài khóa như một công cụ để kích thích kinh tế và cho đến nay đã cố gắng duy trì mức thâm hụt ngân sách dưới mức trung bình của khu vực đồng tiền chung châu Âu . Ireland thắt chặt chính sách tài khóa ở mức tương đương 4% đến 5% GDP.
Ngày 09/12, khi kế hoạch ngân sách cho năm 2010 được công bố, dự kiến chính sách tài khóa sẽ còn chặt chẽ hơn dù hiện người ta chưa biết số tiền chi ra để cứu các ngân hàng là bao nhiêu. Tây Ban Nha đang thay đổi chính sách kích thích tài khóa bằng việc nâng thuế giá trị gia tăng vào năm sau. Giống như tại Ireland, giá cả tại Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1 năm tính đến hết tháng 10/2009 giảm nhanh hơn so với các nước khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu – dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh đang tăng lên.
Nước duy nhất không chịu thay đổi chính sách là Hy Lạp. Nước này duy trì thâm hụt ngân sách ngay cả trong thời kỳ kinh tế thuận lợi. Tháng 10/2009, chính phủ Hy Lạp công bố dự báo thâm hụt ngân sách năm sau sẽ là 9,1% GDP. Thế nhưng Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện đang gây áp lực đưa ra thêm chính sách mạnh tay hơn, tháng 2/2010, họ sẽ nhóm họp để buộc Hy Lạp cải tổ tình hình tài chính, kế hoạch cải tổ sẽ phải được đệ trình lên Ủy ban Châu Âu.
Một số người nghĩ rằng vấn đề tài chính của Hy Lạp là chuyện của riêng nước đó. Suy cho cùng thì hiệp ước trong nội bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu không cho phép một nước đứng ra đảm bảo nợ của một nước khác.
Xét theo nguyên tắc, một vụ việc xin vỡ nợ của Hy Lạp hay một nước nào khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ không gây ra ảnh hưởng đối với châu Âu lớn hơn nếu so tương quan với vụ vỡ nợ của New York City năm 1975. Trên thực tế, tư cách nước thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể giúp quá trình tái cơ cấu nợ trở nên có trật tự hơn bởi không phải gặp phải rủi ro tiền tệ.
Việc chính phủ giải cứu thành phố New York để lại nhiều hậu quả xấu. Một số chủ nợ không lấy lại được tiền ngay lập tức. New York phải cắt giảm dịch vụ công, sa thải nhân công, không tăng lương, loại bỏ một số dự án và tăng thuế để đảm bảo có thể trả lại được tiền cho chính phủ.
Không khó để nghĩ đến một kế hoạch ứng cứu tương tự nếu một nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về tài chính. Điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lo ngại về khả năng vấn đề của một nước có thể lan sang nước khác như Ý hay ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu khác. Một số khoản nợ có thể không được trả đúng hạn.
Việc giải cứu cần đến nước có khả năng tài chính tốt. Xét đến khả năng tài chính tại một số nước khác có tình hình tài chính ổn định hơn như Pháp hay Đức, thực ra khả năng tài chính của Pháp không hoàn toàn đã tốt, khả năng tài chính của Đức có khá hơn nhưng nước này sẽ không muốn hành động một mình. Liệu một nước đã vỡ nợ có thể tiếp tục tồn tại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu? Khó có thể tưởng tượng đến khả năng nước này sẽ ra đi. Một nước đã để mất niềm tin của quốc tế về khả năng tài chính sẽ khó có thể xây dựng lại hệ thống tiền tệ vững chắc từ đống đổ nát. Ảnh hưởng của một vụ vỡ nợ lên đồng euro sẽ còn phụ thuộc vào tình hình tài chính tại một số nơi khác, nếu cùng lúc đó nước Mỹ cũng đang khó khăn, đồng USD có thể không là lựa chọn hấp dẫn.
Hiện nay ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, khi tập đoàn Dubai World đang xin khất nợ, người ta có những lo lắng tương tự. Ai cũng biết tập đoàn này gặp rắc rối về tài chính thế nhưng nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chính phủ Dubai và nhất là nước láng giềng Abu Dhabi sẽ cứu tập đoàn.
Khu vực châu Âu cũng đang tồn tại những lo lắng tương tự. Nếu những nước có tình hình tài chính tệ hại như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha có khi nào đó gặp khó khăn đối với các khoản nợ, liệu các nước thành viên khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có hỗ trợ cho những nước này. Nếu không, sự vỡ nợ của một nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ ảnh hưởng đến khả khu vực đồng tiền chung châu Âu nói chung.
Hiện có rất ít dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sắp đến. Lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp và Ireland, hai nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu với mức thâm hụt ngân sách lớn nhất, hiện ở thấp hơn mức 5% một chút. Mức này là cao nếu so với mức 3,1% của trái phiếu chính phủ Đức. Ở thời điểm lần gần nhất khi nhà đầu tư hoảng sợ với tình hình tín dụng tại khu vực châu Âu, nhiều nước vẫn có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu.
Lo lắng hiện nay chính là tâm lý chuộng rủi ro của nhà đầu tư có thể không kéo dài mãi. Nhiều nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu với tiềm lực tài chính công kém cho đến nay đã hết sức lo lắng về vấn đề lương người lao động. Cạnh tranh lương ở mức thấp khiến nền kinh tế nhóm nước này gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng và thu được nguồn thu thuế. Trong hoàn cảnh đó, giải pháp nhìn chung là hạ giá đồng nội tệ, thế nhưng đây không phải là lựa chọn dành cho những nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Dù những rắc rối là giống nhau, mỗi nước có cách giải quyết khác nhau. Lo lắng về nợ công, Ý không dùng chính sách tài khóa như một công cụ để kích thích kinh tế và cho đến nay đã cố gắng duy trì mức thâm hụt ngân sách dưới mức trung bình của khu vực đồng tiền chung châu Âu . Ireland thắt chặt chính sách tài khóa ở mức tương đương 4% đến 5% GDP.
Ngày 09/12, khi kế hoạch ngân sách cho năm 2010 được công bố, dự kiến chính sách tài khóa sẽ còn chặt chẽ hơn dù hiện người ta chưa biết số tiền chi ra để cứu các ngân hàng là bao nhiêu. Tây Ban Nha đang thay đổi chính sách kích thích tài khóa bằng việc nâng thuế giá trị gia tăng vào năm sau. Giống như tại Ireland, giá cả tại Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1 năm tính đến hết tháng 10/2009 giảm nhanh hơn so với các nước khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu – dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh đang tăng lên.
Nước duy nhất không chịu thay đổi chính sách là Hy Lạp. Nước này duy trì thâm hụt ngân sách ngay cả trong thời kỳ kinh tế thuận lợi. Tháng 10/2009, chính phủ Hy Lạp công bố dự báo thâm hụt ngân sách năm sau sẽ là 9,1% GDP. Thế nhưng Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện đang gây áp lực đưa ra thêm chính sách mạnh tay hơn, tháng 2/2010, họ sẽ nhóm họp để buộc Hy Lạp cải tổ tình hình tài chính, kế hoạch cải tổ sẽ phải được đệ trình lên Ủy ban Châu Âu.
Một số người nghĩ rằng vấn đề tài chính của Hy Lạp là chuyện của riêng nước đó. Suy cho cùng thì hiệp ước trong nội bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu không cho phép một nước đứng ra đảm bảo nợ của một nước khác.
Xét theo nguyên tắc, một vụ việc xin vỡ nợ của Hy Lạp hay một nước nào khác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ không gây ra ảnh hưởng đối với châu Âu lớn hơn nếu so tương quan với vụ vỡ nợ của New York City năm 1975. Trên thực tế, tư cách nước thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể giúp quá trình tái cơ cấu nợ trở nên có trật tự hơn bởi không phải gặp phải rủi ro tiền tệ.
Việc chính phủ giải cứu thành phố New York để lại nhiều hậu quả xấu. Một số chủ nợ không lấy lại được tiền ngay lập tức. New York phải cắt giảm dịch vụ công, sa thải nhân công, không tăng lương, loại bỏ một số dự án và tăng thuế để đảm bảo có thể trả lại được tiền cho chính phủ.
Không khó để nghĩ đến một kế hoạch ứng cứu tương tự nếu một nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về tài chính. Điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nào sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lo ngại về khả năng vấn đề của một nước có thể lan sang nước khác như Ý hay ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu khác. Một số khoản nợ có thể không được trả đúng hạn.
Việc giải cứu cần đến nước có khả năng tài chính tốt. Xét đến khả năng tài chính tại một số nước khác có tình hình tài chính ổn định hơn như Pháp hay Đức, thực ra khả năng tài chính của Pháp không hoàn toàn đã tốt, khả năng tài chính của Đức có khá hơn nhưng nước này sẽ không muốn hành động một mình. Liệu một nước đã vỡ nợ có thể tiếp tục tồn tại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu? Khó có thể tưởng tượng đến khả năng nước này sẽ ra đi. Một nước đã để mất niềm tin của quốc tế về khả năng tài chính sẽ khó có thể xây dựng lại hệ thống tiền tệ vững chắc từ đống đổ nát. Ảnh hưởng của một vụ vỡ nợ lên đồng euro sẽ còn phụ thuộc vào tình hình tài chính tại một số nơi khác, nếu cùng lúc đó nước Mỹ cũng đang khó khăn, đồng USD có thể không là lựa chọn hấp dẫn.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 288
- Truy cập hôm nay: 97
- Lượt truy cập: 8819727