Mỹ muốn thay Bộ trưởng Tài chính?
2009-12-04 11:31:40
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không ngừng đã mang đến một “chứng bệnh đau đầu tập thể” cho xã hội Mỹ. Hiển nhiên đây là nguyên nhân chính để người Mỹ gấp rút tìm kiếm một ông “Geithner” tiếp theo. Yêu cầu của họ đối với chính phủ là: nhanh chóng giải quyết những sai lầm của chương trình viện trợ tài chính và lập tức khôi phục cơ hội việc làm.
Gần đây, trên phố có thông tin cho rằng, nếu ông Geithner bị buộc phải “từ chức”, CEO của JPMorgan Chase - Jamie Dimon có thể sẽ trở thành người kế nhiệm ông Geithner. Nhưng liệu nhà lãnh đạo đã từng léo lái con thuyền công ty đương đầu với nhiều sóng gió trong cơn bão tài chính này có thể làm tốt hơn ông Geithner hay không?
Về bản chất, chính phủ Obama đã thực thi các chính sách mà cựu chính quyền Bush đã vạch ra, vẫn tiếp tục duy trì các chính sách. Chẳng hạn như “Chương trình giải cứu các tài sản xấu” (TARP) ban hành trong nhiệm kỳ cựu tổng thống Bush; Gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD do chính phủ Obama tung ra, đồng thời còn dốc sức truyền bá quan điểm “kinh tế đang phục hồi” cho người dân Mỹ…có thể thấy, chính phủ Obama thực sự đã tiêu tốn nhiều tâm trí vào công cuộc giải cứu kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng sự đáp lại không phải là “gà tây” trong dịp lễ Tạ Ơn mà là những lời chỉ trích.
Đứng trước một kết quả không mấy khả quan về tình trạng thất nghiệp, mọi người đều đưa ra một câu hỏi chung đó là, rốt cục làm thế nào mới có thể thật sự tái thiết một nền kinh tế đã bị kiệt quệ nặng nề trong cơn bão tài chính.
Thay đổi Bộ trưởng tài chính rõ ràng không phải là một lời giải đáp. Muốn nền kinh tế Mỹ lại khôi phục được sức sống như trước kia, trước tiên phải trả lời được một số câu hỏi sau.
Trước hết, những nhà cải cách đã thực sự nhận thức được nguyên nhân căn bệnh hay chưa? Thị trường mất linh hoạt không phải do hệ thống thị trường có vấn đề, mà do những thiếu sót của hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu. Những nhà hoạch định chính sách liệu đã xem xét kỹ những lỗ hổng chính sách về mặt giám sát tài chính hay chưa?
Thứ hai, khi mạo hiểm quá mức trở thành hành động trào lưu của thị trường, cho dù việc quản chế nhiều thế nào cũng vẫn có thể khiến các nhà đầu cơ tìm kiếm các cơ hội để luồn lách. Bất chấp sau này khả năng sáng tạo của Phố Wall phát triển đến mức độ nào, thì khủng hoảng vẫn được coi là một phần của sự sáng tạo vẫn có thể sẵn sàng bùng phát bất kỳ lúc nào. Như vậy, những nhà cải cách liệu có ý thức được bản tính tham lam khó chữa hay không?
Cuối cùng, thái độ của các nhà quyết sách liệu có tích cực? Chính phủ còn đủ sức để giải quyết vấn đề việc làm hay không?
Suy cho cùng, không có một người nào hay một cơ quan nào đáng bị chỉ trích, cũng không hẳn cần thiết phải thay thế một vị Bộ trưởng Tài chính khác mới có thể giải quyết vấn đề. Những nhà quyết sách cần phải tìm ra phương hướng đúng đắn thực sự mới là chìa khóa thoát khỏi cơn suy thoái. Phải nhớ kỹ, đừng quá suy nghĩ đến việc ông Geithner đã không thay đổi được cái gì và cũng không nên quá mong đợi một ông Geithner khác có thể mang đến kỳ tích.
Nguồn: vangthegioi.com.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 206
- Truy cập hôm nay: 7345
- Lượt truy cập: 8818655