BNP Paribas, Barclays và Banco Santander là một số trong ít nhất 353 ngân hàng châu Âu đã tăng quy mô kể từ đầu năm 2007. Hiện tại có 15 ngân hàng châu Âu có tài sản lớn hơn nền kinh tế của chính quốc gia của ngân hàng đó, so với con số 10 ngân hàng ba năm trước.
Trong khi Liên minh châu Âu đã tính đến việc chia nhỏ các ngân hàng được hỗ trợ tài chính thì nhà chức trách lại chưa có biện pháp nào quản lý các công ty có quy mô quá lớn và có quá nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các ngân hàng châu Âu hiện có khối tài sản lớn hơn 25% so với đầu năm 2007, so với mức tăng 20% của các ngân hàng Mỹ.
David Lascelles thuộc Trung tâm nghiên cứu đổi mới tài chính tại London nhận xét: "Chúng ta đang thấy mầm mống của cuộc khủng hoảng tiếp theo. Điều mà chúng ta đã làm trong hai năm qua là khiến các ngân hàng lớn hơn, như vậy không đúng với xu hướng thời đại".
Các ngân hàng đã mở rộng quy mô tài sản trong thời kỳ bong bóng tín dụng, vay tiền với phí thấp từ thị trường bán buôn để cung cấp vốn cho các khoản vay và đầu tư. Royal Bank of Scotland đã tăng vốn tài sản lên 2.914% trong mười năm tính đến 2008 bằng các thương vụ mua bán, tăng cường giao dịch và thúc đẩy cho vay.
BNP Paribas, ngân hàng có tài sản lớn nhất thế giới đặt tại Paris, đã tăng tài sản 59% lên 2.290 tỷ euro (3.500 tỷ đôla) kể từ đầu năm 2007, con số này tương đương với 117% Tổng sản phẩm quốc nội của Pháp. Trong khi đó ngân hàng London Barclays đã tăng tài sản 55% lên 1.550 tỷ bảng Anh (2.600 tỷ đôla), bằng với 108% GDP của Anh. Tài sản của Santander tăng 30%, đạt 1.080 tỷ euro, xấp xỉ GDP của Tây Ban Nha.
RBS đã tuyên bố sẽ giảm quy mô tài sản đi 40% trong năm năm tới, và Uỷ ban châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu, đã ra lệnh cho các ngân hàng bao gồm cả Commerzbank, ING và Lloyd bán tài sản như một điều kiện để nhận được hỗ trợ của nhà nước.
Liên minh châu Âu không có quyền can thiệp vào các ngân hàng không nhận cứu trợ, trong khi đó nhiều trong số này vẫn đang tiếp tục mở rộng khi mà nền kinh tế châu Âu co hẹp lại. Các ngân hàng như BNP Paribas và Santander đã tận dụng được lợi thế so với các đối thủ đang gặp khó khăn để thực hiện các thương vụ mua bán. 38 trong số 100 thể chế tài chính lớn nhất châu Âu hiện có tài sản lớn hơn hồi đầu năm.
Tom Kirchmaier thuộc London School of Economics, giảng dạy mộ tài chính và quản lý công ty, cho biết khủng hoảng tài chính đã cho thấy các thể chế lớn là một mối nguy cơ không thể bỏ qua đối với nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt là tại các nền kinh tế tương đối nhỏ của châu Âu.
"Theo ý tôi, chia nhỏ các ngân hàng quá lớn để phá sản là điều rất cần được cân nhắc. Nếu chúng ta có một cú sốc hệ thống mới và một hoặc hơn trong số các ngân hàng khổng lồ này sụp đổ, một số đất nước nhỏ có thể rơi vào hoàn cảnh không thể trả lỗ một lần nữa".
Anh, với nền kinh tế bằng một phần năm kinh tế Mỹ, đang phải đối mặt với việc thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp lên cao và bắt buộc phải tăng thuế sau khi đã ra tay cứu trợ bốn ngân hàng, bao gồm cả 45,5 tỷ bảng Anh hỗ trợ cho RBS.
Tổn thất đối với Băng Đảo còn lớn hơn, nước này đã phải tìm đến hỗ trợ khẩn cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế sau khi hệ thống ngân hàng của nước này sụp đổ. Băng Đảo hiện đang phải vật lộn để phục hồi từ cuộc suy thoái nặng nề nhất trong số những nền kinh tế phát triển, và thị trường chứng khoán đã trượt dốc 98%.
Chính phủ các nước châu Âu tổng cộng đã chi 5.300 tỷ đôla để hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng trong hai năm qua.
Chín cổ phiếu hạ giá mạnh nhất trong số 64 cổ phiếu thuộc Chỉ số Bloomberg European Banks Index là các ngân hàng phải nhận cứu trợ kể từ khi khủng hoảng bắt đầu. Cổ phiếu RBS mất 85% giá trị, là cổ phiếu giảm mạnh nhất, Lloyds mất 63%, Commerzbank giảm 585 và Dexia 43%. Trong khi đó chỉ số này chỉ giảm 18%.
Với các ngân hàng có quy mô ngày một phức tạp hơn, rất khó cho nhà chức trách có thể kiểm soát được rủi ro, ngay cả tại các công ty hoạt động minh bạch và ổn định.
Lãnh đạo 20 nước thuộc khối G20, bao gồm cả Pháp, Đức, Ý và Anh đã thống nhất vào tháng Chín vừa qua về việc xây dựng quy định vào cuối năm 2010 để kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng.
Nguồn: infotv.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 420
- Truy cập hôm nay: 6504
- Lượt truy cập: 8817814