Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Làm sao để ngăn sụp đổ hệ thống trong ngành ngân hàng thế giới?
2009-12-02 13:30:53

Ngân hàng này chỉ trích ngân hàng khác. Họ tự đưa họ đối đầu với những rủi ro giống nhau bằng việc cung cấp cùng một sản phẩm các khoản vay. Sự quan tâm của mỗi ngân hàng đến tín dụng tăng lên và giảm đi cùng lúc.

Cái gì an toàn với một tổ chức thì sẽ trở nên nguy hiểm nếu tất cả các ngân hàng đều hoạt động giống nhau và đây chính là lý do tại sao những vấn đề tài chính phát sinh.

Quy mô ảnh hưởng còn tăng lên bởi những mối liên hệ trực tiếp. Các ngân hàng cho nhau vay cũng như cho khách hàng vay, vì thế sự đi xuống của môt ngân hàng khác sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền lên ngân hàng khác.



Bởi mối liên kết này, những quy định với mục tiêu đảm bảo hoạt động của mỗi ngân hàng không đủ để giúp hệ thống ngân hàng an toàn hơn. Vì thế, thị trường kêu gọi về khung điều tiết tổng thể để ngăn rủi ro hệ thống tài chính sụp đổ.

Dù trên thực tế người ta thống nhất với nhau về việc chính sách vĩ mô thận trọng là cần thiết để ngăn rủi ro hệ thống, chưa ai nói đến việc chính sách này sẽ được thực thi như thế nào.

Hai báo cáo mới có thể giúp đưa ra câu trả lời. Báo cáo thứ nhất từ Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra những chi tiết của kế hoạch điều tiết ngành ngân hàng ở tầm vĩ mô, những gì cần làm trước khi đưa kế hoạch vào thực tế.

Báo cáo khác từ Ủy ban Warwick – tổ chức quy tụ một nhóm các học giả và chuyên gia tài chính trên khắp thế giới ủng hộ thay đổi cụ thể.

Bước đầu tiên là quyết định được mục tiêu cho chính sách vĩ mô. Mục tiêu chung là đảm bảo hệ thống tài chính luôn hoạt động tốt. Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra mục tiêu cụ thể hơn: hạn chế khả năng ngân hàng sụp đổ đến mức tối ưu.

Ngăn bong bóng tín dụng hình thành và phát nổ, xì hơi bong bóng tài sản là yếu tố cần thiết để giúp mục tiêu trên thành hiện thực, thế nhưng cả hai báo cáo đều đồng thuận rằng đó không phải là đích đến chính của việc điều tiết. Việc giúp thị trường tài chính an toàn hơn mới là quan trọng.

Các nhà hoạch định chính sách sau đó cần phải quyết định họ sẽ thực hiện mục tiêu như thế nào. Hệ thống tài chính luôn sẵn sàng cung cấp tín dụng khi kinh tế thuận lợi và làm ngược lại khi kinh tế khó khăn.

Việc các ngân hàng cùng làm như vậy sẽ chỉ khiến xu thế ngày một mạnh hơn. Người vay tiền khó có thể mất khả năng trả nợ khi nguồn tín dụng dồi dào và giá tài sản của họ đang tăng lên.

Khi bong bóng hình thành với tốc độ ngày một lớn, ngay cả những ngân hàng nhìn thấy trước rủi ro của việc cấp thêm các khoản vay mới cũng vẫn buộc phải cho vay tiền bởi lo ngại mất thị phần vào tay đối thủ.

Suy thoái kinh tế xảy ra, ngân hàng nào cũng phải hạn chế cho vay bởi họ thấy ngân hàng khác cũng làm như vậy. Tín dụng khan hiếm, giá tài sản đi xuống và người vay tiền mua nhà buộc phải chịu đựng nhiều vấn đề về tài chính.

Quy trình trên ảnh hưởng không nhỏ đến các ngân hàng, việc điều tiết vĩ mô ngành ngân hàng cần thắt chặt quản lý đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng khi kinh tế thuận lợi và giúp họ cho vay nhiều tiền hơn khi kinh tế khó khăn.

Người ta có thể làm được điều này thông qua điều chỉnh quy định về vốn xét tương quan với quy trình tín dụng. Khi thị trường tín dụng thuận lợi, tiêu chuẩn vốn các ngân hàng cần được tăng lên. Việc yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn lớn hơn khi kinh tế thuận lợi tất yếu sẽ khiến họ hạn chế tín dụng. Xã hội cũng sẽ có thêm công cụ ngăn các vụ sụp đổ ngân hàng.

Mỗi báo cáo có hướng giải quyết riêng. Ngân hàng Trung ương Anh tin rằng quy định về vốn là cần thiết đối với một số loại hình tín dụng.

Theo Ngân hàng Trung ương Anh, các ngân hàng có thể hạn chế các khoản vay bình thường để chuyển sang cung cấp các khoản vay phức tạp hơn. Báo cáo của Warwick cho rằng quy định vốn của mỗi ngân hàng cần phù hợp với chất lượng, giá cả tài sản ngân hàng đó sở hữu.

Những ngân hàng lớn với nhiều vấn đề đang tồn tại nhiều khả năng sẽ gây ra vấn đề về hệ thống và cần phải bị trừng phạt. Quá trình tăng vốn tính trên tương quan với tài sản cần thay đổi theo từng thời kỳ và quy định về vốn cần phản ánh tốt điều này.

Ngân hàng là đối tượng chịu rủi ro tín dụng bởi họ biết đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Các quỹ hưu trí ít chịu ảnh hưởng của việc rút tiền đột ngột và là nơi tốt nhất cho các loại tài sản thanh khoản thấp.

Ủy ban Warwick hài lòng khi chính sách điều tiết vĩ mô được điều chỉnh bằng quy định. Nếu tín dụng, giá tài sản và GDP đều đang tăng trưởng trên mức giá trung bình, cơ quan điều tiết cần phải chịu áp lực can thiệp và nếu không phải giải thích lý do tại sao không làm.

Nếu không chịu áp lực như vậy, các nhà điều tiết thị trường có thể chịu ảnh hưởng bởi quan điểm cho rằng bong bong tín dụng tiếp theo sẽ khác và tiềm ẩn rất ít rủi ro.

Ngân hàng bực dọc với những quy định mới chặt chẽ hơn, họ nghi ngờ liệu quy định mới có phù hợp với mọi hoàn cảnh không. Ngân hàng muốn những cách tiếp cận khác ví như áp lực từ công luận để buộc các nhà điều tiết phải trung thực.

Không hệ thống điều tiết nào có thể hoàn toàn an toàn. Đó là lý do tại sao chuyên gia thuộc Ngân hàng Trung ương Anh nhấn mạnh những nỗ lực giảm thiểu thiệt hại tài chính từ các vụ sụp đổ ngân hàng cần phải là một phần trong quá trình cải tổ.

Quy định đó cần bao gồm sự linh hoạt đối với cấu trúc vốn ngân hàng. Cả hai báo cáo cũng ủng hộ việc các ngân hàng lớn nên nắm giữ nhiều vốn hơn bởi những ngân hàng này tiềm ẩn khả năng gây rủi ro lớn hơn khi chúng sụp đổ.

Ủy ban Warwick cũng cho rằng các ngân hàng hoạt động liên biên giới cần tuân thủ theo luật của nước chủ quản để quy định điều tiết phù hợp với điều kiện tín dụng địa phương.

Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại địa phương cần chủ động về vốn, ngân hàng hoạt động liên biên giới cần có cam kết chung. Quy định mới này sẽ có rất có ý nghĩa tại châu Âu nơi quy chuẩn luật là cái nền căn bản của một thị trường lớn.

Quy định về vốn cần thay đổi tùy theo từng nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu nơi chính sách tiền tệ không thể thay đổi theo từng nước. Việc điều tiết để ngăn hậu quả tệ hại gây mất ổn định ngành tài chính là cần thiết để mang lại sự ổn định kinh tế.

Nguồn: cafef.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.905,039.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,604.604,104.60
100g ABC Bullion Bar
14,709.2013,209.20
1kg ABC Bullion Silver
1,759.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 261
  • Truy cập hôm nay: 6323
  • Lượt truy cập: 8817633