Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tái cơ cấu Vinashin: “Bình cũ và rượu cũng cũ”
2013-11-11 10:37:46

Ông Nguyễn Quang A nói: Việc tái cơ cấu Vinashin, đổi tên thành Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tôi cho đây là sự thừa nhận về thất bại của mô hình tập đoàn đúng như tôi đã cảnh báo vào thời điểm đầu năm 2006 khi mới bắt đầu thử nghiệm.
 
 Mô hình tổng công ty không tốt, đã có từ lâu nhưng không xấu như mô hình tập đoàn, và đấy là quay lại “bình cũ rượu cũ” chứ thậm chí không phải là “bình mới rượu cũ” nữa, nên không thể có hy vọng gì.


Theo ông, tái cơ cấu bằng cách đổi tên và thu hẹp lĩnh vực hoạt động liệu có hiệu quả không hay thực chất chỉ là một hình thức lách luật thay vì để cho phá sản?

- Tôi cho rằng lẽ ra đã phải cho phá sản từ lâu rồi và quy trách nhiệm cho từng cá nhân, nhất là những người ra quyết định, bởi vì Tập đoàn Vinashin đã thực sự phá sản. Cho phá sản một doanh nghiệp không hoàn toàn có nghĩa là vứt bỏ tài sản, nhân lực của nó mà là giao cho các chủ nợ quyết định việc tái cơ cấu nó.

Đáng tiếc Nhà nước lại đứng ra làm không theo quy luật kinh tế, kéo dài quá trình chết của doanh nghiệp để có thời gian biến báo, lấp liếm trách nhiệm và bơm thêm tiền để tạo ra cái tổng công ty được cho là mới, nhưng thực ra là rất cũ này.
 
Tái cơ cấu Vinashin: “Bình cũ và rượu cũng cũ” (1)


Cách đây 3 năm khi đặt vấn đề tái cơ cấu Vinashin, cơ quan chức năng khẳng định năm 2013 - 2014 tập đoàn này sẽ hoạt động có lãi. Hiện tại, theo đánh giá của ông nó hoạt động có lãi không?

- Tôi nghĩ phải chất vấn, quy trách nhiệm chính những người ra quyết định và phát ngôn như vậy. Các chuyên gia thật sự khi đó chẳng có ai tin vào những tuyên bố “xa vời” như vậy và trong thâm tâm họ đã biết đấy chỉ là những lời nói thiếu sự đảm bảo.

Chính phủ đang đứng ra bảo lãnh khoản nợ cho Vinashin thông qua việc phát hành 600 triệu trái phiếu, liệu đây có phải là hình thức biến nợ doanh nghiệp thành nợ Chính phủ hay không?

- Theo tôi, với Vinashin có 2 loại nợ. Nợ do Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế (khoản 750 triệu USD) và Chính phủ cho Vinashin vay lại. Khoản này là khoản nợ Chính phủ từ đầu đến cuối, không phải là biến nợ công ty thành nợ Chính phủ.

Loại thứ hai là các khoản vay hay trái phiếu do Vinashin vay hoặc phát hành (650 triệu USD) hoặc Nhà nước phải bảo lãnh (khoản 650 triệu USD) cho khoản Vinashin vay của các ngân hàng nước ngoài.

Khoản này biến từ nợ công ty thành nợ Chính phủ. Khi Chính phủ bảo lãnh và doanh nghiệp không trả được thì đó đích thị là nợ Chính phủ.

Luật Lao động có quy định thứ tự ưu tiên khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, muốn cơ cấu lại thì phải đảm bảo các thứ tự ưu tiên như trả lương, sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động, hiện nay việc ưu tiên trả nợ trước có tạo sự không công bằng với người lao động?

- Khi phá sản thì phải tuân thủ thứ tự đó. Tránh phá sản cũng là một cách để lách bị lên án gây ra mất công bằng như vậy.

Xin cảm ơn ông!

Dân Việt

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tai-co-cau-vinashin-binh-cu-va-ruou-cung-cu-2013111108032359314ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,289.004,889.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,395.804,015.80
100g ABC Bullion Bar
14,093.7012,993.70
1kg ABC Bullion Silver
1,719.301,369.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 98
  • Truy cập hôm nay: 3033
  • Lượt truy cập: 8586529