Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Quyết xây sân bay Long Thành 8 tỷ USD
2013-10-16 08:58:12

151.695 tỷ đồng

Cụ thể, 4 cảng hàng không sẽ được đầu tư bao gồm Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai, Cảng Hàng không Quảng Ninh và Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh.

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được quy hoạch để đầu tư xây dựng với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn 1 từ năm 2015 đến 2020 sẽ đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 là 151.695 tỷ đồng.

Mô hình cảng hàng không quốc tế Long Thành
Mô hình cảng hàng không quốc tế Long Thành


Ngành hàng không cũng sẽ thực hiện hai dự án về công nghiệp hàng không bao gồm xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và Khu công nghiệp hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai sẽ là cảng trung chuyển hàng hóa của khu vực. Tổng vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn là hơn 11.468 tỷ đồng, riêng giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng.

Cảng hàng không Quảng Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ là cảng hàng không nội địa và giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không nội địa khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 5.100 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 3.500 tỷ đồng.

Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ được đầu tư xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2, đường lăn W4, W6 và sân đỗ máy bay; nâng cấp đường cất hạ cánh số 1 và toàn bộ các đường lăn nối, đường lăn tắt còn lại. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2030.

Nên hay không xây dựng sân bay Long Thành

Trước đó, ngày 15/7/2013, ông Lê Trọng Sành (nguyên trưởng phòng quản lý Sân bay Tân Sơn Nhất) và ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công đoàn bay 919), có thư gửi Thủ tướng, kiến nghị không nên xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành vì một số lý do như sau:

Thứ nhất, chi phí đầu tư cho dự án này quá lớn (khoảng 8 tỉ đô la Mỹ) trong khi nước ta, dân ta còn nghèo. Nếu dốc sức, cố xây dựng cho bằng được, sẽ dẫn đến lãng phí vì Sân bay Tân Sơn Nhất vừa được đầu tư mở rộng và nâng cấp nên năng lực đã cải thiện nhiều. Và nếu có nhu cầu lớn hơn, Tân Sơn Nhất vẫn có khả năng mở rộng hơn được nữa, bởi phía bắc Tân Sơn Nhất đang là khu vực sân golf Gò Vấp. Nếu mở rộng về hướng này sẽ gấp đôi Sân bay Changi của Singapore (một sân bay lớn ở khu vực châu Á).

Thứ hai, nếu Việt Nam bùng nổ về hàng không quốc tế, lúc đó có thể sử dụng sân bay Biên Hòa (vốn là sân bay quân sự loại 1) và nâng cấp lên, bản thân sân bay này cũng có tuyến đường bộ kết nối với trung tâm TP.Hồ Chí Minh rất thuận lợi.

Trong khi đó, Long Thành đang chưa có cầu đường. Nếu cần, có thể biến Long Thành thành sân bay quân sự, xây dựng nhanh, không tốn kém. Như vậy vừa đảm bảo không lãng phí, vừa đảm bảo quốc phòng, kinh tế.

Hình ảnh chụp sân bay Tân Sơn Nhất từ vệ tinh của Google, xung quanh là khu dân cư
Hình ảnh chụp sân bay Tân Sơn Nhất từ vệ tinh của Google, xung quanh là khu dân cư


Những lập luận của hai ông Lê Trọng Sành và Mai Trọng Tuấn đã được phía Bộ GTVT đáp lại. Trước hết, Bộ GTVT cho rằng nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ảnh hưởng đến khu dân cư, gây ô nhiễm tiếng ồn và không khí.

Thứ hai, Bộ GTVT cho rằng: Các cảng hàng không dân dụng của ta hiện tại chưa khai thác tốt các lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng thị trường (bao gồm cả Tân Sơn Nhất).

Về vị trí xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT giải thích: Vị trí được chọn đã đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí tổng hợp cho việc hình thành cảng hàng không quốc tế trung chuyển. Đó là đảm bảo sự thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến TP. HCM, nơi cửa ngõ lớn nhất cả nước trong việc trao đổi, giao lưu, thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc sân bay Long Thành "chơi vơi" vô hình phù hợp về quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay và điều hành bay vì giới hạn chướng ngại vật hàng không thấp. Đồng thời, có thể khai thác đồng thời hai sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa mà gần như không có hạn chế đối với các phương thức khởi hành (SID) và phương thức đến tiêu chuẩn (STAR).

Trong khi đó, có rất nhiều ý kiến đóng góp của độc giả về vấn đề nên hay không xây dựng sân bay Long Thành gửi về tòa soạn. Hầu hết những ý kiến này đều đồng thuận với việc nên xây thêm một sân bay lớn, tuy nhiên, thời điểm hiện tại đã là thực sự cần thiết, và số tiền 8 tỷ USD đó có hợp lý, hay lại rơi vào cảnh lãng phí, thì phải có giải trình cụ thể.

Tuy nhiên, với thông tin mà Cục hàng Không dân dụng Việt Nam vừa chính thức công bố thì Long Thành dường như đã được quyết định sẽ được xây dựng với con số đầu tư là 151.695 tỷ đồng.

Theo Minh Tuệ

Đất Việt

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/quyet-xay-san-bay-long-thanh-8-ty-usd-2013101521035053016ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.905,039.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,604.604,104.60
100g ABC Bullion Bar
14,709.2013,209.20
1kg ABC Bullion Silver
1,759.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 262
  • Truy cập hôm nay: 3140
  • Lượt truy cập: 8814450