Dưới góc nhìn của chuyên gia phân tích chính sách, TS. Lê Xuân Nghĩa - Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc giacho rằng, nền kinh tế đã “nhen nhóm” những dấu hiệu hồi phục, chứ không phải vẫn đang “dưới đáy” như nhiều nhận định được đưa ra gần đây.
Dẫn chứng, ông Nghĩa đưa ra một loạt con số “biết nói”, như chỉ số công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng nhanh từ 4,6% trong quý 1 tăng lên 8% trong quý 3 và dự kiến quý 4 sẽ đạt 9%. So với cùng kỳ quý 3/2012, chỉ số này tăng 1,8%.
Tăng trưởng xuất khẩu tăng đột biến từ tháng 9, so với tháng 8 tăng 9,5%, đặc biệt xuất khẩu DN nội địa đã tăng trở lại từ tháng 8 sau nhiều tháng âm.
Nhập khẩu cũng có dấu hiệu tăng mạnh từ tháng 9, nhất là khu vực DN nội địa có tỷ lệ nhập siêu lớn, ngang bằng xuất siêu khu vực FDI, khoảng 9,6 tỉ USD.
Dấu hiệu khác là FDI, từ đầu năm tới hết quý 2 tăng chậm (cả đăng ký và thực hiện), nhưng đã tăng trở lại từ quý 3 với lượng vốn đăng ký tăng trên 42%. FDI thực hiện trong 9 tháng tăng 6,4% với tổng khối lượng FDI thực hiện là 8,62 tỉ USD.
Một chỉ số khác cũng được đưa ra để đánh giá là chỉ số PMI (chỉ số nhà mua hàng). Sau khi duy trì sự sụt giảm liên tục dưới ngưỡng 50 điểm, từ tháng 9 chỉ số PMI đã trở về mức tăng 51,5 điểm. Theo dự báo của các chuyên gia HSBC, chỉ số này sẽ tiếp tục duy trì trên mức 50 điểm trong suốt quý 4.
Tuy sản xuất thương mại đang trên đà hồi phục nhưng dòng tiền chảy trong nền kinh tế vẫn chưa thể “tuôn”. Thể hiện qua con số tăng trưởng tín dụng vẫn ì ạch trong suốt 9 tháng qua, chỉ đạt 6,5%; tốc độ tăng huy động tiền gửi chỉ tăng 9,5% và cung tiền M2 (cung ứng tiền trong nền kinh tế) chỉ tăng 15,2%...
Bên cạnh đó, trong khi lãi suất liên ngân hàng có xu hưởng giảm thì đồng thời khối lượng giao dịch liên ngân hàng cũng giảm theo. “Điều này cho thấy toàn bộ vốn liếng vẫn đang ách tắc ở đâu đó, có thể tắc ở khối DN, nên tiền dồn ứ trong hệ thống ngân hàng”- TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.
“Nền kinh tế mới có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên. Đây là điều vô cùng quan trọng vì kinh tế “dò đáy” khá lâu” – ông tiếp lời.
Vị chuyên gia này cũng đưa ra dự báo, GDP năm 2013 tăng khoảng 5,3% và năm 2014 dao động 5,5-5,7%. Mức tăng lạm phát năm 2013 khoảng 7,6% và sang năm 2014 giảm về mức 7%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2013 tăng 15,5% và năm 2014 tăng ở mức 18-19%.
Tuy tín dụng tăng ì ạch trong năm 2013 ở mức 11%, nhưng tới năm 2014 có thể đạt 14-15%.
Phân tích cụ thể hơn cho dự báo của mình, ông Nghĩa đưa ra dẫn chứng, tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ đầu tư/GDP, những năm trước chúng ta duy trì tới 41-43%, vài năm gần đây 28-29%. Muốn phục hồi tăng trưởng thì phải phục hồi lại tỷ lệ đầu tư, thì 3 yếu tố gồm đầu tư FDI, đầu tư trong và ngoài ngân sách và doanh nghiệp phải tăng trưởng trở lại.
“Công thức đưa ra tính toán thì rất phức tạp, nhưng tựu chung lại nếu 3 yếu tố này tăng mạnh trong năm 2014 sẽ kích tỷ lệ đầu tư tăng khoảng 32-33%, đương nhiên GDP sẽ tăng khoảng 5,5-5,7%”- TS. Lê Xuân Nghĩa chốt lại.
Theo Trường Giang
Infonet
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,302.00 | 4,902.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,410.70 | 4,030.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,141.60 | 13,041.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,720.80 | 1,370.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 122
- Truy cập hôm nay: 645
- Lượt truy cập: 8587978