TPP có tạo được sức ép cải cách?
2013-09-03 08:34:29
Vòng đàm phán thứ 19 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc vào ngày 31/8, với nội dung trong ngày làm việc cuối cùng này là thảo luận về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.
Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, cũng được xem là một trong ba thách thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam để có thể tham gia TPP, bởi khi tham gia Hiệp định này, đòi hỏi các nước thành viên phải loại bỏ được sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế, vấn đề cải tổ doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa hai khu vực này, đã được Việt Nam rốt ráo thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dường như, kết quả thu được mới chỉ nằm ở những thông điệp, những chỉ đạo còn ở trên giấy chứ chưa thể đi được vào cuộc sống.
Chuyên gia kinh tế và cũng là lãnh đạo của một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Trần Bạt thường nói, mặc dù dự thảo Hiến pháp, dự thảo các Nghị quyết của Đảng đã bắt đầu nói đến câu chuyện bình đẳng giữa các khu vực, thành phần kinh tế khác nhau, nhưng khó mà xóa được sự phân biệt đối xử giữa các khu vực này.
Nguyên nhân là vì thói quen trong cả tư duy và hành động rằng ưu tiên đặt hàng trước hết là cho khu vực doanh nghiệp nhà nước trong các dự án kinh tế của nhà nước, dự án kinh tế công.
Các công ty thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước không được tiếp cận với các hợp đồng như vậy nên họ cũng không phát triển quy mô, năng lực tương xứng để có thể gánh vác được những dự án kinh tế lớn.
Do đó, ngay cả khi được tạo ra môi trường bình đẳng để có thể tiếp cận thì họ cũng chưa thể tiếp cận được. Vậy là câu chuyện này sẽ còn tiếp tục luẩn quẩn dài lâu.
Ngay tại Quốc hội, tư duy về cần ưu tiên trước hết cho khối doanh nghiệp nhà nước, cũng được thể hiện rất rõ ràng, khi có không ít đại biểu thường xuyên đặt câu hỏi rằng nếu không có doanh nghiệp nhà nước, thì giải quyết vấn đề đó thế nào.
Như tại Kỳ họp thứ 5, diễn ra hồi tháng 6 rồi, khi bàn thảo về nội dung các thành phần kinh tế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đại biểu Quốc hội Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh rằng: “Thực tiễn thời gian qua cho thấy vai trò của kinh tế nhà nước là rất lớn và quan trọng, giữ vai trò chính, có tác dụng chi phối cần thiết, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và đúng định hướng. Các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, địa bàn quan trọng, đặc thù của đất nước”.
Tương tự, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cũng nói: “Nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế. Trong 5 thành phần kinh tế này chỉ có duy nhất thành phần kinh tế nhà nước mới giữ được yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế thị trường của nước ta định hướng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế nhà nước mới có thể là cốt lõi của nền kinh tế quốc dân nắm vững những vấn đề then chốt quan trọng của đất nước, định hướng điều tiết kinh tế làm cho các nền kinh tế khác cùng nhau phát triển. Thành phần kinh tế nhà nước đảm bảo điều tiết trong thời bình cũng như trong thời chiến”.
Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong mọi thông điệp của mình đều luôn khẳng định phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên, trong tất cả các cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế nhà nước được Chính phủ tổ chức thường niên, ông đều luôn đề cao, ca ngợi và khẳng định vị trí không thể thay thế của khối này.
Như trong cuộc gặp diễn ra hồi đầu năm, Thủ tướng nói: “Tôi đi đến đâu cũng thấy doanh nghiệp nhà nước có đóng góp ở các vùng nghèo, xây nhà cho người nghèo, cầu đường, trường học...”.
Rồi ông dẫn chứng: “Những năm trước điện cắt cúp phập phù, nay đã khác, điện đã đủ cho sản xuất, cho tiêu dùng, tập đoàn điện lực đã nỗ lực rất lớn, dù phải hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn. Thủy điện Sơn La ai làm, từ thiết kế, đầu tư đến thi công đều là doanh nghiệp nhà nước. Với viễn thông, tôi không nói quá cao, nhưng thực sự là lĩnh vực này của chúng ta là khá trên thế giới, từ chất lượng đến giá cả.
Ai làm, còn ai nếu không phải là các tập đoàn kinh tế nhà nước? Với hàng không thì nhiều hãng trên thế giới phá sản nhưng chúng ta vẫn trụ được, tiếp tục đưa máy bay mới về. Sân bay Phú Quốc vừa được khánh thành, lần đầu tiên Việt Nam tự tay làm được trọn vẹn một cái sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế. Rồi đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình, không phải doanh nghiệp nhà nước thì còn ai?...”.
Rõ ràng, nếu không có một cú hích lớn thì việc tạo ra được sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, vẫn là một hành trình rất dài chưa nhìn rõ thời hạn về đích.
Và lúc này, TPP đang được xem là một cú hích, với nhiều phần thưởng đem lại cho Việt Nam như sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển; đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng; không phải cạnh tranh với người láng giềng “khổng lồ” Trung Quốc trong TPP...
Nhưng những phần thưởng đó liệu có thể tạo ra được sức ép để Việt Nam thực sự bắt tay vào cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và mở ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hay không. Tất cả mới đang chỉ là niềm hy vọng, dù để làm được những điều này đều nằm trong tầm tay và khả năng của chúng ta.
Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, cũng được xem là một trong ba thách thức lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam để có thể tham gia TPP, bởi khi tham gia Hiệp định này, đòi hỏi các nước thành viên phải loại bỏ được sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Thực tế, vấn đề cải tổ doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa hai khu vực này, đã được Việt Nam rốt ráo thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dường như, kết quả thu được mới chỉ nằm ở những thông điệp, những chỉ đạo còn ở trên giấy chứ chưa thể đi được vào cuộc sống.
Chuyên gia kinh tế và cũng là lãnh đạo của một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Trần Bạt thường nói, mặc dù dự thảo Hiến pháp, dự thảo các Nghị quyết của Đảng đã bắt đầu nói đến câu chuyện bình đẳng giữa các khu vực, thành phần kinh tế khác nhau, nhưng khó mà xóa được sự phân biệt đối xử giữa các khu vực này.
Nguyên nhân là vì thói quen trong cả tư duy và hành động rằng ưu tiên đặt hàng trước hết là cho khu vực doanh nghiệp nhà nước trong các dự án kinh tế của nhà nước, dự án kinh tế công.
Các công ty thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước không được tiếp cận với các hợp đồng như vậy nên họ cũng không phát triển quy mô, năng lực tương xứng để có thể gánh vác được những dự án kinh tế lớn.
Do đó, ngay cả khi được tạo ra môi trường bình đẳng để có thể tiếp cận thì họ cũng chưa thể tiếp cận được. Vậy là câu chuyện này sẽ còn tiếp tục luẩn quẩn dài lâu.
Ngay tại Quốc hội, tư duy về cần ưu tiên trước hết cho khối doanh nghiệp nhà nước, cũng được thể hiện rất rõ ràng, khi có không ít đại biểu thường xuyên đặt câu hỏi rằng nếu không có doanh nghiệp nhà nước, thì giải quyết vấn đề đó thế nào.
Như tại Kỳ họp thứ 5, diễn ra hồi tháng 6 rồi, khi bàn thảo về nội dung các thành phần kinh tế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đại biểu Quốc hội Tp.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh rằng: “Thực tiễn thời gian qua cho thấy vai trò của kinh tế nhà nước là rất lớn và quan trọng, giữ vai trò chính, có tác dụng chi phối cần thiết, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và đúng định hướng. Các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế, địa bàn quan trọng, đặc thù của đất nước”.
Tương tự, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cũng nói: “Nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế. Trong 5 thành phần kinh tế này chỉ có duy nhất thành phần kinh tế nhà nước mới giữ được yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế thị trường của nước ta định hướng theo hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế nhà nước mới có thể là cốt lõi của nền kinh tế quốc dân nắm vững những vấn đề then chốt quan trọng của đất nước, định hướng điều tiết kinh tế làm cho các nền kinh tế khác cùng nhau phát triển. Thành phần kinh tế nhà nước đảm bảo điều tiết trong thời bình cũng như trong thời chiến”.
Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong mọi thông điệp của mình đều luôn khẳng định phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên, trong tất cả các cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế nhà nước được Chính phủ tổ chức thường niên, ông đều luôn đề cao, ca ngợi và khẳng định vị trí không thể thay thế của khối này.
Như trong cuộc gặp diễn ra hồi đầu năm, Thủ tướng nói: “Tôi đi đến đâu cũng thấy doanh nghiệp nhà nước có đóng góp ở các vùng nghèo, xây nhà cho người nghèo, cầu đường, trường học...”.
Rồi ông dẫn chứng: “Những năm trước điện cắt cúp phập phù, nay đã khác, điện đã đủ cho sản xuất, cho tiêu dùng, tập đoàn điện lực đã nỗ lực rất lớn, dù phải hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn. Thủy điện Sơn La ai làm, từ thiết kế, đầu tư đến thi công đều là doanh nghiệp nhà nước. Với viễn thông, tôi không nói quá cao, nhưng thực sự là lĩnh vực này của chúng ta là khá trên thế giới, từ chất lượng đến giá cả.
Ai làm, còn ai nếu không phải là các tập đoàn kinh tế nhà nước? Với hàng không thì nhiều hãng trên thế giới phá sản nhưng chúng ta vẫn trụ được, tiếp tục đưa máy bay mới về. Sân bay Phú Quốc vừa được khánh thành, lần đầu tiên Việt Nam tự tay làm được trọn vẹn một cái sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế. Rồi đạm Cà Mau, đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình, không phải doanh nghiệp nhà nước thì còn ai?...”.
Rõ ràng, nếu không có một cú hích lớn thì việc tạo ra được sân chơi bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, vẫn là một hành trình rất dài chưa nhìn rõ thời hạn về đích.
Và lúc này, TPP đang được xem là một cú hích, với nhiều phần thưởng đem lại cho Việt Nam như sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển; đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng; không phải cạnh tranh với người láng giềng “khổng lồ” Trung Quốc trong TPP...
Nhưng những phần thưởng đó liệu có thể tạo ra được sức ép để Việt Nam thực sự bắt tay vào cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và mở ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hay không. Tất cả mới đang chỉ là niềm hy vọng, dù để làm được những điều này đều nằm trong tầm tay và khả năng của chúng ta.
Theo Đoàn Trần
VnEconomy
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tpp-co-tao-duoc-suc-ep-cai-cach-201309030734345632ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 278
- Truy cập hôm nay: 5585
- Lượt truy cập: 8816895