Bốn đột phá lớn
Thưa TS, đề án thí điểm chính quyền đô thị (CQĐT) TP.HCM lần này có những đổi mới căn bản nào?
TS Trần Du Lịch: Đề án thí điểm CQĐT TP.HCM lần này có bốn vấn đề đổi mới căn bản. Thứ nhất là đột phá trong tổ chức địa bàn TP.HCM. Với đặc điểm của TP.HCM vừa là TP vừa là nông thôn (hơn 70%) và đang đô thị hóa, lần này đề án đã đề xuất tổ chức địa bàn thành chuỗi đô thị với 13 quận nội thành là đô thị trung tâm.
Thứ hai là tổ chức chính quyền hai cấp mang thực chất chứ không phải ba cấp nhưng thiếu thực chất như hiện nay. Cụ thể là CQĐT TP.HCM gồm cấp TP.HCM trực thuộc trung ương và cấp cơ sở. Cấp cơ sở gồm TP trực thuộc (hay thị xã), xã, thị trấn. Các đơn vị thuộc cấp cơ sở này được xác định có địa vị pháp lý như nhau và mỗi cấp cơ sở là một pháp nhân công quyền. Nghĩa là, nếu đã là cấp chính quyền thì phải có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phải được quyền quyết cái gì chứ không phải bàn họp nhau đi xin, đề nghị hoặc bàn cái người ta đã quyết hết rồi. Đột phá này nhằm nâng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM (bìa phải), thành viên nhóm biên tập đề án thí điểm CQĐT TP.HCM, cho biết thực hiện CQĐT sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề đang vướng mắc trong quản lý đô thị. Ảnh: MC
Đột phá thứ ba là thay đổi quan điểm về công vụ. Không để một việc mà nhiều cấp cùng làm, cùng xử lý. Tình trạng hiện nay là ở phường kêu rằng họ là cái máng xối, thứ gì cũng xuống họ. Trong đề án CQĐT lần này đề xuất cái gì cấp dưới làm thì cấp trên không làm mà chỉ kiểm tra giám sát. Đồng thời, phân định rõ ba loại công vụ: loại hai cấp cùng làm (rất ít); đa số là loại công vụ từng cấp riêng rẽ và loại nhiệm vụ cấp dưới thực hiện theo cơ chế ủy nhiệm của cấp trên. Phân định như vậy để xóa bỏ tình trạng nhập nhằng trách nhiệm hiện nay, hướng tới minh bạch để bố trí cán bộ, tinh giản bộ máy, không chồng chéo.
Thứ tư là thay đổi chức năng quản lý nhà nước của sở, ngành. Sở, ngành không chỉ tham mưu mà thực sự quản lý nhà nước. Điều này giúp xác định địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể về mặt quản lý nhà nước; giảm tình trạng việc dồn lên UBND để bớt hội họp đi. Chứ hiện nay các sở, ngành nói tôi chỉ tham mưu còn đổ tất cả cho UBND TP dẫn đến tình trạng UBND TP họp suốt. Mặt khác, cái gì giao cho chính quyền cơ sở làm thì sở, ngành không làm nữa mà kiểm tra giám sát thôi.
Chính quyền thực sự gắn với dân
Việc tổ chức CQĐT như thế có giúp cho bộ máy hành chính tinh gọn hơn và người dân được tiếp cận với các dịch vụ công một cách thuận lợi hơn không?
- Nếu được thí điểm, chúng ta sẽ có bộ máy hành chính tinh gọn, địa chỉ trách nhiệm rõ ràng, nâng được hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Chưa kể các xã và thị trấn, chỉ tính riêng bốn TP trực thuộc, khi tính năng động, sáng tạo được tăng lên sẽ giống như TP.HCM được nhân lên năm lần. Điều này được minh chứng ở nhiều nơi trên thế giới như Thượng Hải chẳng hạn. Thay vì một ông UBND TP làm thì các chính quyền TP trực thuộc này cùng làm sẽ làm sức mạnh của TP được tăng lên rất nhiều. Cấp xã, thị trấn cũng thế.
Mặt khác, chính quyền cũng sẽ gắn bó thực chất hơn với người dân. HĐND của các đơn vị ở cấp cơ sở sẽ thực sự đại diện lợi ích cho cộng đồng đó. Họ thực sự gắn bó lợi ích với dân chứ không phải họp theo xuân thu nhị kỳ như bây giờ. Ở bốn đô thị trực thuộc trong tương lai, ông đại biểu trong đô thị đó sẽ thuộc lòng người dân ở đó cần cái gì và biết cái nào trong thẩm quyền giải quyết; cái nào đưa lên cấp TP để giải quyết cho địa phương. Nói nôm na mô hình này gắn bó thực chất với người dân.
Khi ấy các phúc lợi công cộng cũng sẽ phát triển hơn và người dân được thụ hưởng các thành quả phát triển đó một cách công bằng hơn. Ví dụ, 13 quận nội thành trong CQĐT là một đơn vị có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, các phúc lợi chung từ bệnh viện, trường học, công viên, nhà văn hóa…, cư dân của 13 quận nội thành sẽ cùng chung hưởng chứ không có phân khúc, nơi nào thì nơi đó hưởng. Khi tổ chức như thế, các đô thị trực thuộc cũng sẽ thi đua với nhau để xây dựng TP mình tốt hơn, giàu đẹp hơn và nâng phúc lợi xã hội hơn. Từ đây, dân chúng được thụ hưởng từ điều đó chứ không phải xin chỗ này, chỗ kia.
TP.HCM đã mất sáu năm dài để xây dựng và hoàn thiện đề án này. Theo ông, đâu là những thách thức để đề án này được thí điểm trên thực tiễn?
- Thách thức lớn nhất là mô hình này so với pháp luật hiện hành có độ chênh lớn lắm. Nói riêng như Luật Ngân sách thôi cũng đã có rất nhiều vấn đề rồi. Thứ hai là việc xây dựng đội ngũ nhân sự cũng phải phù hợp. Chẳng hạn, đề án đề cập đến bốn TP trực thuộc thì bốn người đứng đầu các TP này phải đúng tầm, có như thế mới tạo ra được năng sự động, bứt phá.
Xin cảm ơn ông.
Sẽ có thị trưởng và quận trưởng Theo Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc thí điểm đề án CQĐT TP.HCM do UBND TP trình ra hội nghị bất thường của Thành ủy TP ngày 7-8, CQĐT TP.HCM được xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị, gồm các cấp chính quyền sau đây. Thứ nhất là cấp chính quyền TP.HCM (có đầy đủ HĐND và UBND) trực thuộc trung ương. Chính quyền TP.HCM vừa đóng vai trò là chính quyền cấp trên cơ sở bao trùm toàn bộ TP, vừa là chính quyền của 13 quận nội thành (vì sự tương đồng về tính chất đô thị ở các quận này). Tại các quận này sẽ có cơ quan đại diện hành chính của CQĐT TP.HCM, tổ chức dưới hình thức là ủy ban hành chính (UBHC). Người đứng đầu là chủ tịch UBHC hoặc quận trưởng, do chủ tịch UBND TP.HCM bổ nhiệm và bãi miễn. Dưới quận có đơn vị hành chính phường, tại mỗi phường tổ chức cơ quan đại diện dưới hình thức UBHC, có chủ tịch UBHC hoặc trưởng phường do người đứng đầu cấp quận bổ nhiệm và bãi miễn. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng sẽ lập bốn TP mới (các TP Đông, Tây, Nam, Bắc) trực thuộc chính quyền TP.HCM và là một cấp chính quyền cơ sở với đầy đủ HĐND và UBND. UBND các TP này do HĐND cùng cấp bầu và UBND TP.HCM phê chuẩn. Người đứng đầu UBND các TP này gọi là chủ tịch hoặc thị trưởng có bậc tương đương với phó chủ tịch UBND TP.HCM. Tổ chức hành chính của các TP này chỉ có một cấp chính quyền nhưng do địa bàn rộng nên sẽ tổ chức thành các phường - là các cơ quan đại diện hành chính của chính quyền TP trực thuộc, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo cơ chế ủy nhiệm. Người đứng đầu các phường này do UBND các TP trực thuộc đó bổ nhiệm và bãi miễn. |
Theo Minh Cường
Phapluat TPHCM
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 361
- Truy cập hôm nay: 7884
- Lượt truy cập: 8819194