Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cải thiện năng lực cạnh tranh: Cần 3 trụ cột
2013-07-06 08:34:14

– Báo cáo do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng năng lực cạnh tranh thương mại trong phát triển thời gian tới của Việt Nam.

Xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng thấp
 
Tại hội thảo "Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lưc cạnh tranh cho Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng ngày 4-7, các chuyên gia kinh tế khẳng định rằng, kể từ cải cách của công cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thương mại. Cụ thể: Xuất khẩu của Việt Nam tăng 34% trong năm 2011, 18% trong năm 2012 và gần 20% trong quý I-2013.

Theo WB, đây là một thành công của Việt Nam, tuy nhiên, WB cũng cho rằng, hiệu quả mạnh mẽ này lại trái ngược với những thách thức to lớn như hàng hóa xuất khẩu sử dụng công nghệ thấp, thâm hụt thương mại tăng, và giá trị gia tăng nội địa thấp… 

Các động lực tăng trưởng xuất khẩu hiện đã giảm dần hiệu lực. "Bởi vậy, việc chủ động tìm biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh thương mại là việc cần làm hiện nay của các DN cũng như nhà làm chính sách của Việt Nam”- WB khuyến cáo.
 
Theo WB, chìa khóa cho tăng trưởng tương lai là tăng cường khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. 

Theo chỉ số kết quả hoạt động Logistics (hậu cần) thương mại (LPI) của WB, Việt Nam được xếp vào một trong số 10 quốc gia có thu nhập trung bình có chỉ số LPI cao nhất nhưng xếp hạng tổng thể của Việt Nam đã không cải thiện trong 5 năm qua. Các chỉ số về tính hiệu quả hải quan, năng lực logistics và cơ sở hạ tầng của Việt Nam giảm mạnh. 

Bên cạnh đó, hành lang giao thông hạn chế trong kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp đã và đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam.
 
3 trụ cột cải thiện năng lực cạnh tranh
 
Để khắc phục những bất cập nêu trên, WB đã đưa ra 3 trụ cột để cải thiện năng lực cạnh tranh cũng như tạo đà để nâng tăng trưởng xuất khẩu và các hoạt động thương mại: Hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics; Thủ tục pháp quy; và tái cơ cấu chuỗi cung ứng. 

Đi sâu vào phân tích cụ thể 3 trụ cột này, chuyên gia kinh tế cấp cao của WB Phạm Minh Đức nêu rõ, hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics chính là trụ cột thứ nhất để thực hiện được mục tiêu này. 

Theo ông Đức, Việt Nam đã đầu tư công rất lớn vào hạ tầng cơ sở. Song, hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. "Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng bởi hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Nó cũng là lý do khiến chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp” – chuyên gia Phạm Minh Đức nhận định.
 
Ông Đức đưa ra dẫn chứng, Quốc lộ 1A là xương sống của hệ thống giao thông vận tải hàng hóa và khành khách. Đoạn đường Hà Nội – Thanh Hóa trong cụm phía Bắc có lưu lượng 32.000 xe/ ngày, với lưu lượng lớn như vậy đã gây ra tắc nghẽn thường xuyên và đường sá xuống cấp nghiêm trọng. Tương tự, đoạn đường Đồng Nai – TP. Hồ Chí Minh phục vụ xe ra vào từ 3 trung tâm phát triển với lưu lượng xe gấp ba lần so với lưu lượng ở Quốc lộ 1A.
 
Ngoài ra, các hạ tầng cơ sở của đường biển và đường thủy… cũng đang gặp nhiều vấn đề và chính những bất cập này khiến cho Việt Nam bị suy giảm những yếu tố cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
 
Trụ cột thứ 2 đó là thủ tục pháp quy. Vấn đề này, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng, dù đã chú ý nhiều tới cải cách hải quan và mang lại nhiều kết quả trong quản lý thương mại qua biên giới, song nhiều cơ quan vẫn áp dụng quy trình thủ tục lạc hậu tốn thời gian, không rõ ràng, và dễ gây ra tham nhũng. 

Đặc biệt, trong thời buổi phát triển công nghệ thông tin, song việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật này không nhiều trong công tác quản lý thương mại, điều này cũng liên quan đến trình độ nguồn nhân lực và đây cũng là yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. 

Liên quan đến trụ cột 3 - tái cơ cấu chuỗi cung ứng - bà Victoria Kwakwa cho hay, sự yếu kém trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến và nông nghiệp của Việt Nam đã khiến Việt Nam khó giảm chi phí xuất khẩu và tạo được thêm giá trị gia tăng cần thiết. 

Bởi vậy, Việt Nam rất cần một chiến lược tái cơ cấu các chuỗi giá trị sản xuất đó là cần phát triển một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ. "Chỉ khi có ngành công nghiệp phụ trợ tốt, các DN xuất khẩu của Việt Nam mới có tiền đề để giảm các chi phí cũng như thời gian nhập vật tư, nguyên liệu. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo độ tin cậy cho khách hàng và giúp DN xuất khẩu chủ động đáp ứng các yêu cầu của khách hàng quốc tế” – bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.
 
Đặc biệt, WB khuyến cáo, Việt Nam nên thành lập Ủy ban Quốc gia về tạo thuận lợi thương mại (NCTF) để phát triển và triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia cho tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại.
 
Theo Minh Phương

Đại đoàn kết

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cai-thien-nang-luc-canh-tranh-can-3-tru-cot-2013070511043256317ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 279
  • Truy cập hôm nay: 71
  • Lượt truy cập: 8593053