Vụ việc Dubai cho thấy khủng hoảng chưa qua
2009-12-01 13:19:22
Khi năm 2009 dần bước vào những ngày cuối cùng, ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục.
Kinh tế Mỹ cuối cùng đã thoát suy thoái trong quý 3/2009, tăng trưởng quý 3 lên mức cao nhất trong 2 năm. Kinh tế Ấn Độ quý 3/2009 tăng trưởng mạnh nhất trong 1 năm rưỡi, kinh tế Đài Loan trước đây chịu ảnh hưởng tệ hại từ suy thoái kinh tế toàn cầu nay tăng trưởng ấn tượng.
Thị trường chứng khoán cho đến nay nhìn chung diễn biến tích cực. Ở thời điểm Lễ Tạ ơn và kỳ nghỉ, dường như đã có đủ lý do để cảm ơn và lạc quan.
Cũng có thể không phải như vậy. Thời kỳ tệ nhất của khủng hoảng hiện đã ở phía sau thế nhưng không có nghĩa khủng hoảng đã qua. Còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết, thách thức đối với chính sách và nhiều điều gây ngạc nhiên.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trên khắp thế giới, năng lực sản xuất tại nhiều nơi đang trong tình trạng thừa thãi, những yếu tố trên ám ảnh đà phục hồi của kinh tế thế giới. Kế hoạch kích cầu với quy mô lớn được tung ra để ứng phó với khủng hoảng hiện đang tiềm ẩn nhiều vấn đề.
Ông Dominique Strauss-Kahn, giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong bài phỏng vấn gần đây tại London nhận xét: “Bão tố đã qua, thế nhưng kinh tế toàn cầu vẫn còn rất dễ chịu tổn thương, hiện còn tồn tại rất nhiều bất ổn.”
Lo lắng của ông đã trở thành hiện thực. Ngày 25/11, Dubai khiến cả thế giới choáng váng khi tập đoàn đầu tư nhà nước hàng đầu Dubai xin các chủ nợ hoãn khoản nợ 59 tỷ USD.
Thông tin này ngay lập tức khiến thị trường toàn cầu choáng váng. Nhà đầu tư trong cơn hoảng sợ đã đẩy các chỉ số chính trên thị trường thế giới giảm điểm mạnh. Họ tìm đến đồng USD nhiều hơn. Các chuyên gia từ đó đến nay đã liên tục tham gia vào các cuộc dự đoán về việc khủng hoảng nợ Dubai có ý nghĩa thế nào đối với kinh tế thế giới.
Một số chuyên gia coi vụ việc này chẳng qua chỉ là “bong bóng” bất động sản lớn vỡ. Ông Willem Buiter, chuyên gia kinh tế tại Trường kinh tế và chính trị London (London School of Economics and Political Science), nhận xét: “Tôi không thấy vấn đề này quá lớn.”
Nhóm chuyên gia khác coi khủng hoảng Dubai như khởi đầu cho thời kỳ khủng hoảng tài chính mới – dấu hiệu cho thấy những tổ chức đầu tư lớn của chính phủ nhiều nước gặp khó khăn trong tài chính, hoặc có thể nhà đầu tư đang đánh giá lại sự tham gia của họ vào thị trường nước mới nổi đầy rủi ro.
Chuyên gia chiến lược thuộc Merrill Lynch trong báo cáo gần đây đã nhận xét không thể loại bỏ rủi ro vụ việc mới này có thể tệ hại hơn và dẫn đến sự vỡ nợ của nhiều tập đoàn đầu tư nhà nước khác, gây chấn động thị trường các nước mới nổi.
Dù đáng sợ như vậy, thế nhưng cho đến nay khả năng xấu nhất chưa xảy ra. Ngân hàng Trung ương UAE đã hứa sẽ hỗ trợ cho những ngân hàng hoạt động tại Dubai bằng một kênh thanh khoản mới. Thị trường chứng khoán châu Á ngay sau thông tin trên đã hồi phục trở lại.
Tuy nhiên, vấn đề tại Dubai mới đây tiêu biểu cho những vấn đề tệ hại sẽ có thể phát sinh từ khủng hoảng tài chính ngay cả khi quá trình hồi phục đã bắt đầu. Khủng hoảng tài chính đã thay đổi luật chơi, cụ thể hơn là quyết định về dòng tiền đến đâu và đối tượng nào.
Thái độ của đại diện các ngân hàng và nhà đầu tư đối với rủi ro trên thị trường có thể thay đổi, thế nhưng sự thay đổi thường bị trì hoãn và không dễ để dự báo.
Xét đến khủng hoảng tài chính châu Á, tại Hàn Quốc, vụ sụp đổ của Daewoo với quy mô lớn nhất nước này diễn ra 2 năm sau khi khủng hoảng qua đi và thời điểm đó, kinh tế đã tăng trưởng trở lại.
Khủng hoảng đã khiến mong muốn cải tổ ngành ngân hàng giảm bớt, chính phủ không còn muốn tiếp tục hỗ trợ những công ty có quy mô quá lớn nhưng lại có khả năng tài chính tồn tệ. Vấn đề của Daewoo bắt đầu từ trước khủng hoảng tài chính châu Á thế nhưng mãi sau khủng hoảng tập đoàn mới sụp đổ.
Sự thật là kinh tế thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề nảy sinh từ trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao trước khủng hoảng, sẽ mất nhiều năm mới có thể giải quyết được những vấn đề này. Người tiêu dùng Mỹ vẫn đang cố gắng trả nợ, vấn đề này có thể trầm trọng hơn nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao.
Dù tỷ lệ vỡ nợ thẻ tín dụng tại Mỹ tháng 10/2009 giảm, số lượng các vụ trả chậm tăng cao – dấu hiệu cho thấy các công ty có thể chịu thêm thua lỗ trong thời gian tới. Kinh tế Nhật quý 3 tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm thế nhưng nước này lại đang “điên đầu” với vấn đề giảm phát, Nhật vẫn đang “khốn khổ” với vấn đề sản xuất thừa khi rất nhiều nhà máy ngưng hoạt động trên khắp nước.
Giá cả hạ liên tục, sức mạnh tài chính của các công ty bị “ăn mòn”, công ty đó sẽ buộc phải thu hẹp quy mô và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Bộ trưởng Tài chính Nhật trong lần gần nhất đã tuyên bố: “Rất đáng lo lắng về việc giá cả liên tục hạ.”
Ngoài những vấn đề cũ đang tồn tại, vấn đề mới đang phát sinh. Nỗi sợ tiếp tục tăng lên, người ta lo chính sách tiền tệ lỏng lẻo do Ngân hàng Trung ương các nước áp dụng đang tạo ra vấn đề trầm trọng hơn gây bất ổn trên thị trường nhà đất và cổ phiếu.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới - Robert Zoellick trong bài báo trên Thời báo Tài chính (FT) dự báo: “Bong bóng tài sản có thể là yếu tố gây khó khăn mới nhất khi kinh tế hồi phục.
Chuyên gia phân tích về thị trường nhà đất tại CLSA, bà Nicole Wong cho rằng Hồng Kông chuẩn bị bước vào thời kỳ bong bóng bất động sản vỡ do nguồn cung tiền chặt chẽ.
Ngay cả những nước đang thoát ra khỏi khủng hoảng một cách mạnh mẽ hiện chịu ám ảnh bởi vấn đề lớn về chính sách. Sau khi các ngân hàng Trung Quốc cho vay mạnh mẽ trong năm 2009 để giúp cứu các doanh nghiệp, tháng 11/2009, các nhà điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc đã cảnh báo các ngân hàng cần đáp ứng tiêu chuẩn về vốn, đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lo lắng về hậu quả từ chính sách kích cầu của chính nước này.
Trung Quốc cũng đương đầu với lựa chọn khó khăn trong chính sách tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc đang chịu áp lực từ Mỹ và Liên minh châu Âu trong việc nâng giá đồng nhân dân tệ dù các nhà hoạch định chính sách vẫn hết sức lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực của việc này lên xuất khẩu.
Nguồn: cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 144
- Truy cập hôm nay: 4957
- Lượt truy cập: 8816267