Bên cạnh những nội dung rất quan trọng mà Pháp Luật TP.HCM đã giới thiệu, Dự thảo tiếp thu ý kiến nhân dân góp ý Hiến pháp (HP) sửa đổi có thêm nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.
Không hiến định CP “chấp hành” QH
Chẳng hạn, trong nội dung về Quốc hội (QH) bầu bốn chức danh chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ (CP), chánh án TAND Tối cao, dự thảo HP mới có thêm quy định yêu cầu khi nhậm chức, các vị lãnh đạo mới sẽ làm thủ tục tuyên thệ trước QH, cũng là trước quốc dân đồng bào.
Đây là một vấn đề rất mới, được tổng hợp từ ý kiến nhân dân, các nhân sĩ, trí thức trong lần góp ý HP vừa qua. Trong các phiên họp Ban Biên tập, Ủy ban Dự thảo HP sửa đổi gần đây nhất, ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch QH, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo HP sửa đổi, cho rằng đề xuất này nên được đưa vào dự thảo để nhân dân tiếp tục thảo luận, góp ý kiến.
Về vấn đề đánh giá tín nhiệm với các chức danh do QH bầu, phê chuẩn, dự thảo mới có hai phương án, một là chỉ hiến định việc bỏ phiếu tín nhiệm, hai là hiến định cả lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được bầu làm Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII năm 2011. Ảnh: TTXVN
Như vậy, dự thảo này có điểm khác so với kiến nghị của CP. CP cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là vấn đề rất mới, cho tới nay mới chỉ được nêu trong nghị quyết của QH và phải kỳ họp tới (tháng 5) mới bắt đầu được thử nghiệm, vì vậy chưa nên đưa vào HP. Thay vào đó, CP đề xuất đưa vào HP quy định về bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bởi suy cho cùng, cách lấy “bỏ phiếu tín nhiệm” sau khi “lấy phiếu tín nhiệm” - như quy định hiện nay - thực ra là đánh giá bất tín nhiệm với một quan chức nào đó do bị phiếu thấp khi “lấy phiếu”.
Về chức năng, nhiệm vụ của QH, Ủy ban Thường vụ QH, và CP, Thủ tướng CP, dự thảo mới có một số điều chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên, nhiều kiến nghị của CP chưa thấy được tiếp thu trong dự thảo này, ngoại trừ việc thêm phương án không quy định CP là cơ quan chấp hành của QH bên cạnh phương án cũ vẫn là “chấp hành”.
Tăng quyền cho Chủ tịch nước
Nhóm quy định liên quan tới chế định Chủ tịch nước có khá nhiều bổ sung quan trọng. Cụ thể, xuất hiện thêm phương án Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH xem xét lại luật trước khi công bố. Nếu luật đó vẫn được 2/3 tổng số đại biểu QH tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố. Tương ứng với đó, CP cũng thêm quyền kiến nghị Chủ tịch nước đề nghị QH xem xét lại luật trước khi công bố.
Dự thảo lấy ý kiến nhân dân chỉ có một phương án, cơ bản giữ nguyên như HP 1992, Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh và không có thẩm quyền tương ứng của CP.
Trong mối quan hệ với CP, có thêm phương án “khi cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu CP họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm”, đặt bên cạnh phương án cũ - chỉ về “những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Ngoài ra, ở vị trí thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch nước được hiến định quyền bổ nhiệm tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, tư lệnh bộ đội biên phòng. Trước đó, so với HP hiện hành, dự thảo HP sửa đổi lấy ý kiến nhân dân đã có nhiều bổ sung, làm rõ hơn quyền năng của Chủ tịch nước trong phong hàm, bổ nhiệm tướng lĩnh cấp cao trong quân đội.
Trao quyền giải thích HP cho Hội đồng HP
Nhóm quy định về TAND và VKSND có một số điều chỉnh đáng chú ý. Chẳng hạn “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” - thay vì chỉ bảo đảm “tại phiên tòa” như dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Nếu hiểu “xét xử” là quá trình từ nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, xác minh chứng cứ và đưa vụ án ra xét xử tại tòa thì diễn đạt mới này đã đưa nguyên tắc tranh tụng vào hầu hết động thái của thẩm phán, tòa án trong việc giải quyết vụ án. Qua đó tăng cường hơn vai trò của luật sư, đương sự và bị cáo trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.
Về VKSND có thêm một phương án “khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, kiểm sát viên độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Phương án này nâng tầm độc lập của kiểm sát viên lên gần như của thẩm phán. Bên cạnh đó là phương án cũ, nâng lên thành hiến định từ quy định của Luật Tổ chức VKSND, quy định kiểm sát viên vừa tuân theo pháp luật, vừa chịu sự chỉ đạo của viện trưởng VKS cùng cấp.
Đáng chú ý hơn cả, dự thảo tiếp thu ý kiến nhân dân, bên cạnh phương án cũ - giữ như HP hiện hành, giao Ủy ban Thường vụ QH quyền giải thích HP, luật, pháp lệnh - đã thêm phương án bổ sung, phân cho TAND Tối cao thẩm quyền giải thích luật, phát triển án lệ và Hội đồng HP quyền giải thích HP và nhiều thực quyền hơn để thực hiện chức năng bảo hiến. Đây cũng là kiến nghị mà CP và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đưa ra trong báo cáo góp ý HP sửa đổi của mình.
Về chính quyền địa phương, dự thảo mới tiếp thu hầu hết kiến nghị của CP, như thêm phương án tách riêng thành hai điều để phân tách hai nội dung đơn vị hành chính lãnh thổ và tổ chức chính quyền địa phương; thêm phương án không coi HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa p hương; làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND…
Thêm phương án “kinh tế nhà nước” So sánh dự thảo tiếp thu ý kiến nhân dân và dự thảo HP đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì thấy có một điều chỉnh đáng chú ý. Đó là liệt kê các thành phần kinh tế và hiến định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” (cơ bản như HP 1992). Nội dung này được xếp là “phương án 1”, đặt trước “phương án 2” (là phương án cơ bản giữ nguyên như dự thảo hiện tại, không liệt kê các thành phần kinh tế cũng như không hiến định về vai trò “chủ đạo”, “nền tảng”, “động lực” gắn với từng thành phần kinh tế). Cách xếp thứ tự ấy cũng áp dụng cho tất cả các phương án mới được bổ sung, tức các phương án mới này đều xếp thứ hai, sau phương án một (là phương án duy nhất trong dự thảo HP sửa đổi lấy ý kiến nhân dân). |
Theo Nghĩa Nhân
Phapluat TP.HCM
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/lanh-dao-phai-tuyen-the-khi-nham-chuc-2013041508345494715ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 209
- Truy cập hôm nay: 2893
- Lượt truy cập: 8595875