Cần thay đổi lại quan điểm phát triển
Theo PGS, TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc cả tổng cung và tổng cầu đều giảm trong quý I/2013 là dấu hiệu của sự suy giảm. Vì thế, đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp cấp bách.
Một trong những giải pháp cấp bách được đặt ra, theo vị chuyên gia này là: cần thay đổi lại định hướng, quan điểm phát triển. Đặc biệt là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
“Việt Nam là một đất nước đang chuyển đổi, đang thay đổi cơ cấu, nếu lạm phát nhất thiết phải “kìm nén” ở mức 6,5-7%, thì đây không phải là mức tối ưu cho một đất nước đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng”, ông Hùng nhấn mạnh.
TS. Đào Văn Hùng cũng cảnh báo thêm, nếu coi lạm phát là “lỗi” của Ngân hàng Nhà nước thì, vô hình chung, tạo 1 sức ép cho cơ quan này. Và để đảm bảo mức lạm phát theo “đúng hướng”, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ cần làm 1 động thái rất nhanh là chặn dòng tiền ra hay làm giảm cung tiền thì lập tức lạm phát sẽ giảm ngay. Bởi vậy, không nên gây ra sức ép như vậy, sẽ tạo ra những phản ứng tiêu cực.
Ngưỡng lạm phát bao nhiêu là phù hợp?
Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế va lạm phát là phi tuyến tinh. Fischer (1993) là người đầu tiên nhiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc thậm chí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến.
Theo James Tobin, nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel, lạm phát ở mức độ vừa phải có thể làm tăng đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vậy tăng trưởng sẽ cao hơn hoặc đạt được thu nhập ổn định hơn. Nó còn làm cho tiền lương giảm, khuyến khích giới doanh nhân mở rộng sản xuất, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, kéo tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Một số các nhà Nghiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và philip(1998), Shan và Senhadji(2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra ngưỡng tối ưu của lạm phát. Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Sarel ngưỡng lạm phát là 8%, Shan và Senhadji ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%.
Theo đó, với một nước đang phát triển như Việt Nam, thì mục tiêu lạm phát dưới 7% có thể coi là không phù hợp.
“Nếu như con số này ở mức 8-9% thì sẽ bớt sức ép về suy giảm, đặc biệt là bớt khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Đào Văn Hùng đề xuất.
Bởi, có thể xem lạm phát như huyết áp. Huyết áp cao quá thì không tốt, mà thấp quá cũng không hay. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chia sẻ trước đó tại Chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời tại thời điểm kết thúc năm 2012.
Kết thúc 2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 6,81%. So với mục tiêu đặt ra dưới 10% thì đây là một thành quả rất tốt, một con số rất đẹp. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vinh, “lẽ ra, chúng ta nên để chỉ số này cao hơn 1 chút. Con số này nên ở 7,5% là phù hợp”.
Bởi vì, cơ quan điều hành không chỉ có mục tiêu duy nhất là kiềm lạm phát chặt chẽ như vậy, mà còn phải có những bước đi thích hợp để chỉ số này giảm dần, tương thích với những vấn đề về phát triển.
Finn Kydland và Edward Prescott – 2 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 - đã phát biểu rằng: “Hoạch định chính sách kinh tế không phải là một trò chơi chống lại thiên nhiên mà là một trò chơi chống lại các chủ thể kinh tế duy lý”.
Hiện nay, Chính phủ đang phải đối mặt với một thị trường thông minh, năng động, luôn dự đoán chính sách của Chính phủ, đánh giá các tác động của các chính sách để lựa chọn phương án hành động phù hợp.Vì thế, Chính phủ cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, chứ không nên bó mình vào mục tiêu chống lạm phát, với những con số định hướng cứng nhắc như trên.
Trí An
Theo TTVN
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 124
- Truy cập hôm nay: 3057
- Lượt truy cập: 8596039