Thưa giáo sư, đến Việt Nam với bài thuyết trình “Chính trị và hoà bình – sự hợp tác trên toàn thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá”, ông có nói gì đến tranh chấp Biển Đông?
Tôi không đi vào các vấn đề cụ thể, nhưng tôi nhận thấy đây là vấn đề rất quan trọng khi nhìn về tương lai. Bạn có nghĩ rằng tương lai châu Á sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu không có căng thẳng gia tăng? Tôi thì không nghi ngờ gì về điều đó. Tôi không bi quan, vì khi nhìn vào các số liệu thống kê thương mại, đầu tư chéo… tôi thấy hợp tác trong khu vực đang tiến triển.
Nhưng hiện tại Trung Quốc có vẻ “làm lơ” các nước có liên quan?
Tôi nhớ có nhà báo hỏi cựu Thủ tướng Canada Pierre Trudeau “Liệu có dễ dàng thoả thuận với Mỹ không?” (trước những bất đồng của hai bên), ông Trudeau trả lời: “Bạn chẳng bao giờ biết làm thế nào để nằm chung giường với voi đâu!” Ông Trudeau ví việc Canada ở cạnh Mỹ giống như ngủ chung với voi, dù con voi có thân thiện đến đâu, nhưng vẫn không tránh khỏi việc nghe từng hơi thở của nó.
Giải pháp chỉ có thể được tìm ra trên lợi ích chung. Với Trung Quốc, nước này có lợi ích kết nối với các nước khác, vì thế tôi lạc quan.
ASEAN có thể học gì từ EU, khi muốn hình thành cộng đồng vào năm 2015?
ASEAN phải làm theo cách của mình chứ không phải theo cách của EU. Nhưng bài học là nếu bạn có một số thoả thuận chung thì sống, nếu không thì sẽ “sát hại” lẫn nhau.
Riêng về đồng tiền chung, tôi không nghĩ trong tương lai các bạn sẽ có vì trước khi có đồng tiền chung, phải chia sẻ nhiều kinh nghiệm mang tính chính trị, về thể chế, có thể hoàn toàn khác nhau nhưng ý tưởng về hợp tác phải giống nhau. Ý tưởng về đồng tiền chung mà không có sự hoà hợp trong các chính sách kinh tế khác nhau sẽ không thành hiện thực.
Ông có lời khuyên nào để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 như mục tiêu đề ra?
Tôi nghĩ Việt Nam đúng đắn khi lựa chọn là một nền kinh tế mở. Trong tương lai, Việt Nam cần liên kết nhiều hơn với các nước, thể chế của Việt Nam cần phải theo sát hợp tác quốc tế. Các yếu tố cần cho đầu tư dài hạn, như là thuế, hải quan… có đem lại bảo đảm lâu dài cho các nhà đầu tư không? Có những doanh nghiệp Ý nói chuyện với tôi, rằng nhìn chung là hài lòng khi đến Việt Nam, nhưng cũng nhiều người nói không thấy triển vọng rõ ràng cho tương lai. Các nhà đầu tư không nhìn vào ngày mai thôi đâu, họ trông xa mười năm, luật pháp và hành chính có đảm bảo cho tương lai không.
Nếu bạn không đảm bảo cho một thị trường mở của mình, thì các nhà đầu tư sẽ không dám vào, họ sẽ đến thị trường khác lớn hơn.
Khi không còn làm thủ tướng, điều gì đọng lại trong ông?
Tôi bước chân vào chính trường khá muộn, hồi năm 1995. Tôi nhớ là chính khách thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí. Trước đây tôi nghĩ các chính trị gia là những động vật đầy lý trí, nhưng không phải, đôi khi họ ngây thơ hơn bạn tưởng nhiều. Và mối quan hệ cá nhân có lúc còn quan trọng hơn cả lợi ích thực tế.
Nhưng bây giờ, trở lại dạy học, tôi lại có cơ hội đến các nước, nói chuyện với hàng trăm bạn trẻ, gặp gỡ báo chí… điều mà tôi không thể khi làm thủ tướng và cuộc sống thú vị hơn là khi phải đưa ra các quyết định, và chỉ trích cũng dễ dàng hơn!
Theo Việt Anh
SGTT
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/giao-su-romano-prodi-viet-nam-dung-khi-chon-nen-kinh-te-mo-201303200726464604ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,472.50 | 4,972.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,548.70 | 4,048.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,529.70 | 13,029.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,743.30 | 1,343.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 158
- Truy cập hôm nay: 6868
- Lượt truy cập: 8826498