Năm 2010, Âu - Mỹ sẽ thắt chặt tín dụng
2009-11-11 13:56:20
Ngay khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi toàn diện, khu vực Âu - Mỹ đã theo sát nhau trong chiến lược rút lui các chính sách hỗ trợ kinh tế. Hôm thứ hai (9/11), Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố, Chương trình hỗ trợ vốn nhằm chấn hưng khối ngân hàng đã chính thức kết thúc. Trước đó, Ủy ban dự trữ liên bang Mỹ vừa mới tuyên bố, trong số 19 ngân hàng lớn của Mỹ tham gia cuộc thử thách “Stress Test”, có 18 ngân hàng hoặc đã bổ sung đầy đủ vốn, hoặc đã huy động được vốn từ các nhà đầu tư phi chính phủ. Chỉ có Công ty dịch vụ tài chính của hãng xe hơi General Motors (GM) dự đoán sẽ phải nhận thêm một khoản cứu trợ khác của chính phủ Mỹ nằm trong kế hoạch giải cứu GM. Chương trình hỗ trợ vốn dùng để giúp đỡ các ngân hàng Mỹ nâng cao số vốn với quy mô là 75 tỷ USD cho đến thời hạn cuối cùng vẫn chưa được sử dụng hết. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner cho biết, đây là một tín hiệu khả quan cho thấy tình trạng tài chính Mỹ đang được cải thiện. Tuy nhiên, sự lạc quan của ông Bộ trưởng vẫn chưa che đậy được tình trạng tồi tệ của ngành tài chính Mỹ. Thậm chí, ông Daniel Tarullo - quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) còn nhấn mạnh, việc FED tiến hành “Stress Test” đối với 19 ngân hàng cho thấy, hệ thống đánh giá rủi ro của các ngân hàng này còn nhiều thiếu sót to lớn. Cùng ngày hôm đó, theo điều tra của FED, các cơ quan tài chính Mỹ trong quý III/2009 đã bắt đầu thắt chặt tiêu chuẩn nới lỏng các khoản vay cho hộ gia đình và các doanh nghiệp, đặc biệt là tiêu chuẩn khoản vay cho ngành bất động sản. Điều tồi tệ hơn có thể sẽ quay trở lại. Kết quả nghiên cứu mà Moody - cơ quan đánh giá tín dụng lớn thứ ba của Mỹ cho thấy, các cơ quan tài chính đã cõng một khoản nợ nước ngoài ngắn hạn chồng chất trong thời kỳ khủng hoảng, hiện tại họ sẽ phải trả khoản nợ này. Nguyên nhân rất đơn giản, cùng với sự nóng lên của nền kinh tế, chính phủ sẽ dừng hỗ trợ hệ thống tín dụng, lãi suất có thể tăng lên. Nghiên cứu cho thấy, đến năm 2012, số tiền mà khối ngân hàng toàn cầu tiến hành bơm vốn khẩn cấp là khoảng 7000 tỷ USD. Nhu cầu vốn khổng lồ này sẽ mở rộng khoảng cách giữa kẻ thắng, người thua trong cuộc khủng hoảng tài chính. Những nhà quan sát cho biết, kết quả nghiên cứu nói trên của Moody đã lộ rõ tình thế khó khăn mà chính phủ các nước phải đối mặt khi thực hiện chiến lược rút lui. Điều có thể thấy được đó là, nếu kinh tế có thể duy trì đà phục hồi, khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone sẽ bắt đầu chính sách thắt chặt tín dụng từ năm 2011. Ủy ban châu Âu EC kiến nghị, từ tháng 6/2010, thông qua phương thức thắt chặt sẽ từ từ nâng cao chi phí vốn cứu trợ của chính phủ đối với các ngân hàng, sẽ dần dần hủy bỏ bảo lãnh nợ cho các ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Borg và Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Wouter Bos cùng với Bộ trưởng Tài chính Áo Josef Proell lại phản đối việc hủy bỏ quá nhanh các biện pháp hỗ trợ của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng. Thu Hà (theo JRJ) Nguồn: vitinfo.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 215
- Truy cập hôm nay: 336
- Lượt truy cập: 8811646