Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Dự đoán về những rủi ro của kinh tế thế giới năm 2010
2010-01-06 10:11:35

Một mặt, họ thừa nhận kinh tế thế giới mới chỉ bắt đầu phục hồi, nhưng mặt khác, lại nhấn mạnh, nền tảng của sự phục hồi kinh tế thế giới vẫn chưa vững chắc. Vậy, trong năm 2010, rốt cục kinh tế thế giới sẽ đứng trước những rủi ro tiềm ẩn nào?

Năm 2010, Mỹ sẽ có hơn 500 tỷ USD khoản vay bất động sản thương mại đến kỳ thanh toán. Ngoài ra, nợ của các quốc gia phát triển ngày càng chồng chất, nguy cơ thâm hụt cao: Dòng tiền nóng liên tục đồ vào thị trường nhà đất và các thị trường chứng khoán  của các nền kinh tế mới nổi; Mây đen của chủ nghĩa bảo hộ vẫn chưa tan biến, tỷ giá đồng USD biến động không ngừng... Bất kỳ một điều gì xảy ra đều có thể gây ra một cuộc khủng hoảng bùng phát một cách toàn diện.



Thiệt hại tiềm ẩn của các cơ quan tài chính trong cuộc khủng hoảng cao ước đạt 2600 tỷ USD, đến nay vẫn có 1/3 trong con số  thiệt hại này chưa được tiết lộ”, chuyên viên nghiên cứu Lý Trường Cửu đến từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới cho biết. Xét trong phạm vi toàn cầu, tỷ lệ tổn thất tiềm ẩn chưa tiết lộ sẽ còn cao hơn. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, thiệt hại tiềm ẩn của các cơ quan tài chính toàn cầu trong khủng hoảng sẽ lên tới 3600 tỷ USD, trong đó cho đến nay vẫn có tới một nửa chưa được công bố. “Ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính vẫn đang tồn tại”. Ông  Desmond Rahman, nghiên cứu viên của Sở nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ đánh giá, năm 2010, Mỹ sẽ hơn 500 tỷ USD khoản vay bất động sản đến kỳ thanh toán, nếu giá nhà đất Mỹ tiếp tục sụt giảm, có thể nó sẽ giống như cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp thứ cấp, sẽ tác động rộng rãi, đồng thời khiến cho các ngân hàng Mỹ thua lỗ nghiêm trọng hay thậm chí còn buộc các ngân hàng Mỹ phá sản.

Ngoài những ảnh hưởng sau này của khủng hoảng tài chính, “nợ cao” và “thâm hụt cao” của các nước phát triển cũng là một rủi ro lớn khác mà kinh tế thế giới năm 2010 phải đương đầu. Năm 2009, chính phủ của các nước châu Âu như Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha đều đã lâm vào tình trạng gặp khó khăn về tài chính, rủi ro của tín dụng quốc gia ngày càng gia tăng.

Xét theo góc độ rộng hơn, thậm chí bao gồm cả Anh và Mỹ, do chính phủ đã tiêu tốn một khoản vốn lớn khi đối phó với cơn bão tài chính, thâm thụt tài chính gia tăng mạnh, cũng đã gây ra mối lo lắng của bên ngoài về tính lâu dài của nền tài chính trung và dài hạn của những nước này. Theo thống kê, từ năm 2007 – 2010, nợ công toàn cầu sẽ tăng khoảng 15300 tỷ USD, 80% trong đó đến từ nhóm G7. 10 năm sau, tổng quy mô thâm hụt tài chính liên bang Mỹ sẽ đạt khoảng 9050 tỷ USD, quy mô trái phiếu chính phủ Mỹ đã lên tới 12000 tỷ USD. Vấn đề nợ chính phủ của các nước thành viên Liên minh châu Âu EU cũng nghiêm trọng tương tự. Hiện tại nợ công của một số nước thành viên EU đã vượt quá 50% GDP.



Đối với các nước đang phát triển, rủi ro cũng không thể xem thường. Ngân hàng thanh toán quốc tế có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) cảnh báo, chính sách lãi suất mà hiện rất nhiều quốc gia và khu vực đang thi hành đã khiến các ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư có rủi ro cao. Ngân hàng trung ương các nước nên cảnh báo chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ổn định tài chính sau này. Ngân hàng thanh toán quốc tế kiến nghị, các nhà hoạch định chính sách các nước nên cảnh giác cao độ trong thời kỳ lãi suất thấp bất thường này, đặc biệt quy mô cho vay mở rộng với tốc độ quá nhanh, khi giá tài sản tăng cao, càng cần phải cảnh giác. Điều cần phải đặc biệt chú ý là, một số cơ quan tài chính đang lợi dụng chính sách lãi suất siêu thấp của nước mình, rót một lượng vốn lớn vào thị trường cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi và thị trường nhà đất, tiền nóng liên tục đổ về ào ào, đang mang đến một rủi ro quá lớn cho nền kinh tế vĩ mô và sự ổn định tài chính của nhiều nước mới nổi.

Chủ nghĩa bảo hộ và biến động tỷ giá đồng USD là hai rủi ro lớn khác mà kinh tế thế giới năm 2010 phải đối mặt. “Nếu tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu, Nhật Bản và Mỹ tiếp tục tăng cao đến năm 2010, chắc chắc sẽ tạo mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa bảo hộ”, ông Rahman nhấn mạnh. Một vụ bùng nổ kinh tế khác đến từ Mỹ có thể là “khủng hoảng đồng USD trên diện rộng”. Khi đã trở thành một con nợ lớn nhất nhất thế giới, nền tài chính Mỹ vô cùng túng quẫn. Nguy cơ khủng hoảng đồng USD phá rối thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ là một tồn tại chân thực, bất kỳ một sự phục hồi kinh tế toàn cầu của Mỹ và toàn cầu đều có thể bị tiêu diệt ngay trong trạng thái manh nha.

Ngoài ra, số người thất nghiệp toàn cầu tăng mạnh, hiểm họa thiên nhiên và cục diện chính trị căng thẳng tại một số khu vực…, cũng là những rủi ro mà kinh tế thế giới có thể đương đầu trong năm 2010.

Nguồn: vangthegioi.com.vn




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,199.204,799.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,316.203,926.20
100g ABC Bullion Bar
13,860.0012,710.00
1kg ABC Bullion Silver
1,688.501,338.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 79
  • Truy cập hôm nay: 1006
  • Lượt truy cập: 8623824