Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Bão nợ sẽ biến thành “nguy cơ sinh tồn” của Eurozone?
2010-01-04 13:28:49

Đúng vào lúc năm 2009 kết thúc, Ủy bản Liên minh châu Âu EC cảnh báo, nền tài chính công một nửa số quốc gia trong số 16 nước thuộc Eurozone hiện đang đứng trước rủi ro rất cao. Theo EC, trong thời gian một năm tới hay thậm chí lâu hơn, chính phủ các nước Eurozone sẽ vừa phải giải quyết vấn đề nợ chính phủ và bội chi ngân sách, vừa phải tránh đe dọa tới sự phục hồi lâu dài của nền kinh tế.

Về việc này, các nhà phân tích cho rằng, vấn đề nợ đã nâng cao chi phí vay nợ của nhiều quốc gia, quy mô thâm hụt ngân sách khổng lồ đã kìm hãm việc chính phủ đưa ra những quyết định chi tiêu quan trọng sau này, tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Eurozone đứng trước nhiều áp lực to lớn.



Đón Năm mới trong tình cảnh nợ nần

Cuối năm 2009, khủng hoảng nợ công bùng phát vào cuối năm 2009 đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động không ngừng. Ngoài Dubai, các nước Eurozone như Hy Lạp, Tây Ban Nha lần lượt gia nhập vào danh sách khiến nhiều người lo ngại. EU cho biết, tín dụng của Hy Lạp và Tây Ban Nha đã bị hạ thấp, Ireland và Bồ Đào Nha cũng đã nhận được lời cảnh báo hạ thấp xếp hạng tín dụng. Nếu chính phủ các nước khác không tìm cách kịp thời có thể sẽ xảy ra tình trạng hạ thấp tín dụng trong phạm vi rộng lớn hơn.

Trước đó, tuy chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn đã giúp 16 nước Eurozone thoát được suy thoái kinh tế, nhưng sẽ gia tăng các khoản nợ công cho Euzozone. Theo dự đoán của những người trong ngành, đến năm 2010, tỷ lệ nợ công bình quân của khu vực Eurozone chiếm trong GDP sẽ đạt 84%, tăng 18% so với mức bình quân của năm 2007, vượt xa giới hạn 60% mà Công ước ổn định và tăng trưởng do EU quy định.

Trong đó, Đức, được coi viên đá tảng tài chính của Eurozone, nhưng tỷ lệ nợ công của nước này chiếm trong GDP trong năm 2010 có thể đạt 78%, còn Pháp nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone cũng sẽ chạm mốc cao kỷ lục 75,8%.

Số liệu mới nhất mà công ty chứng khoán Nomura cung cấp cho thấy, thâm hụt tài chính của Eurozone đã tăng từ 1,9% GDP của năm 2008 lên 6,9% GDP của năm 2009, dự đoán tỷ lệ này trong năm 2010 sẽ dần tăng lên, “sự xấu đi của nền tài chính chắc chắn sẽ mang đến nỗi âu lo lâu dài”.



Lựa chọn chính sách rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Hồi chuông báo động nợ đã buộc các nước Eurozone phải khẩn trưởng nghĩ cách đối phó với vấn đề tài chính công, nhưng đồng thời chính phủ các nước còn phải đối mặt với một vấn đề nan giải khác: thắt chặt chính sách tài chính hay tiền tệ quá sớm có thể sẽ đe dọa tới sự phục hồi kinh tế còn yếu ớt của Eurozone.

EC cho rằng, khủng hoảng kinh tế đã khiến các khoản nợ công và tăng trưởng kinh tế còn đang tiềm ẩn của khu vực Eurozone đứng trước nhiều áp lực to lớn. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet hôm 27/12/2009 cho biết: “Các nước Eurozone chậm nhất trong năm 2010 phải cắt giảm thâm hụt ngân sách, sự thâm hụt của một số nước trong đó cũng cần phải cắt giảm trong năm 2010 nhằm duy trì lòng tin của công chúng vào nền tài chính công”.

Theo cảnh báo của các nhà phân tích, nếu thời cơ và tốc độ để chính phủ các nước thắt chặt tài chính bị lỡ hoặc sai lầm, sẽ có thể kìm chế sự phục hồi kinh tế. Một số chuyên gia kinh tế cho hay, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone sẽ tiếp tục leo thang, đồng thời nền kinh tế vẫn sẽ tăng trưởng yếu ớt, ngoài ra vấn đề nợ công sẽ đẩy chi phí vay nợ, tăng áp lực ngân sách chính phủ.

Một người tham gia thị trường lo sợ, nếu không thể xử lý đúng cách, vấn đề thâm hụt và nợ công của Eurozone sẽ gây biến động thị trường tài chính, đặc biệt là một số quốc gia có rủi ro vỡ nợ cao như Hy Lạp. Tháng 12/2009, Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou cho biết: “Hoặc xóa nợ cho chúng tôi, hoặc vấn đề nợ sẽ tiêu diệt đất nước chúng tôi”.

Đồng thời thị trường còn muốn biết, liệu 16 nước Eurozone có đoàn kết dưới bóng đen của khủng hoảng nợ hay không, bởi vì đã có một số người bắt đầu lo lắng, cơn bão nợ này có thể diễn biến thành “nguy cơ sinh tồn” của Eurozone. Trước đó, một thành viên của Ủy ban quản lý thuộc ECB nhiều lần nhấn mạnh đến nguyên tắc “không viện trợ” trong Hiệp ước Lisbon, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel lại cho biết, “chúng tôi cùng có chung một trách nhiệm.

Nguồn: vitinfo.com.vn




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,485.004,985.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,559.004,059.00
100g ABC Bullion Bar
14,562.8013,062.80
1kg ABC Bullion Silver
1,746.301,346.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 255
  • Truy cập hôm nay: 585
  • Lượt truy cập: 8827907