Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

10 điểm đáng chú ý nhất về kinh tế - tài chính thế giới năm 2009
2009-12-28 08:30:05

Năm 2009 đi vào lịch sử với kế hoạch giải cứu nền kinh tế có tổng quy mô lên tới 12 nghìn tỷ USD, sự hồi sinh của thị trường chứng khoán, ngành ngân hàng, lĩnh vực nhà đất…


Cùng nhìn lại 7 dự đoán về kinh tế thế giới năm 2009 được đưa ra bởi chuyên gia kinh tế theo khảo sát của Businessweek và Financial Times

Dự đoán tốt lành nhất về năm 2009 là kinh tế châu Âu và Nhật thoát khỏi suy thoái và thị trường nhà đất Mỹ cuối cùng sẽ suy giảm đến đáy. 7 dự báo như sau: Suy thoái kinh tế chấm dứt trong năm 2009; Trung Quốc có định giá lại đồng nội tệ; Chủ tịch FED Ben Bernanke sẽ chỉ tại vị trong 4 năm; các Ngân hàng Trung ương đưa ra mọi biện pháp ngăn kinh tế suy thoái; Giá dầu sẽ tăng trở lại; Nhân viên sẽ sáng tạo hơn; Thị trường nhà đất Mỹ suy giảm đến đáy; Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 đạt 8%.

Cuối năm 2009 nhìn lại chỉ duy nhất có dự báo về việc chủ tịch FED chỉ tại vị được 1 nhiệm kỳ là không đúng, chủ tịch FED, với những thành công trong việc ban hành và thực thi các chính sách tiền tệ để cứu kinh tế Mỹ, sẽ tiếp tục ở trên cương vị này thêm 4 năm nữa.

Cùng điểm lại những điểm đáng chú ý nhất của kinh tế - tài chính thế giới năm 2009

Giá vàng không ngừng lập đỉnh cao, giá dầu đi lên cùng đà phục hồi của nền kinh tế 

Năm nay, giá vàng thế giới tăng khá đều đặn trong quý 1, quý 2 và quý 3/2009 và lên mạnh trong quý 4/2009.

Đầu năm 2009, giá vàng ở mức 880USD/ounce, chốt phiên giao dịch ngày 24/12, giá vàng giao ngay tại thị trường New York chốt ở mức 1.105,20USD/ounce. Ngày 05/09, giá vàng vượt 1.000USD/ounce.

Mức đỉnh cao chưa từng có của giá vàng được thiết lập ngày 02/12 ở mức 1.220,40USD/ounce. Mức này cao hơn khoảng 38% so với mức 881,10USD/ounce đóng cửa năm 2008.

Một số chuyên gia tin rằng việc giá vàng tăng là dấu hiệu ban đầu về việc những nỗ lực ngăn suy thoái của chính phủ Mỹ đang bắt đầu gây ra những tác động tiêu cực.

Thông thường nhà đầu tư mua vàng khi họ lo lắng về tình trạng của nền kinh tế. Thế nhưng đợt giá vàng tăng từ khoảng thàng 4/2009 đến nay lại diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang dịu bớt.

Bất chấp việc kinh tế hồi phục, vẫn chưa đến lúc phải lo lắng về khả năng lạm phát tăng cao. Nhiều người cho rằng việc giá vàng tăng là dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang hồi phục.

 Chốt phiên giao dịch gần nhất vào ngày 24/12/2009, giá dầu giao tháng 2/2010 đóng cửa ở mức 76,50USD/thùng. Trong khi đó cuối năm 2008, giá dầu trong phiên cuối cùng của năm 2008 vẫn ở mức dưới 50USD/thùng. Như vậy trong 1 năm qua, giá dầu tăng khoảng 59%.

Giá dầu hiện nay chưa bằng một nửa so với mức đỉnh cao 145USD/thùng vào ngày 03/07 năm ngoái – khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu dầu giảm mạnh.

Nhu cầu dầu dầu đi xuống khi kinh tế toàn cầu chững lại. Giá dầu rơi xuống mức thấp 33,87USD/thùng vào tháng 12/2008 và từ đó đến nay hồi phục dần dần.

Thị trường chứng khoán thế giới từ vực sâu lên đỉnh cao và rơi vào trạng thái nghi ngờ

TTCK Mỹ có tháng 1 mất điểm tệ hại nhất trong lịch sử. Tháng 1 thường được coi là hàn thử biểu cho cả năm của thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch tháng 1/2009, chỉ số S&P 500 đứng ở mức 825,88 điểm và có khoảng thời gian giảm điểm dài nhất từ tháng 7/2009.

Phiên ngày 02/03/2009, Warren Buffett nhận xét kinh tế Mỹ trong tình trạng trì trệ. AIG công bố thua lỗ lớn nhất trong lịch sử. Dow Jones xuống dưới 7.000 điểm lần đầu trong 12 năm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 đóng cửa ở mức thấp nhất từ năm 1996.

Đến tháng 3/2009, dù rơi xuống mức đáy trong 12 năm vào ngày 09/03 nhưng với sự hồi phục mạnh trong khoảng thời gian còn lại của tháng, S&P 500 đã có tháng tăng điểm mạnh nhất trong 35 năm.

Quý 2/2009, thị trường có quý tăng điểm mạnh nhất trong 11 năm. Dù chỉ số S&P 500 tăng 15% trong quý 2/2009, đà tăng điểm chững lại vào tháng 6/2009 trước lo ngại giá cổ phiếu đã phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, chỉ số chính hạ 0,1% trong tháng 6/2009.

Đà tăng điểm mạnh của thị trường trong khoảng thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2009 chấm dứt chuỗi thời gian mất điểm liền sáu quý của chỉ số S&P 500, chuỗi thời gian mất điểm dài nhất từ năm 1970. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 11% trong quý, mức tăng điểm mạnh nhất từ năm 2003.

Tháng 12/2009, dù có phiên lập đỉnh cao của năm 2009 thế nhưng thị trường thường xuyên chứng kiến những phiên trồi sụt mạnh, thanh khoản giảm mạnh do nhà đầu tư bảo toàn lợi nhuận đã giành được sau khoảng thời gian thị trường tăng điểm mạnh trước đó. Nguyên nhân khác khiến các chỉ số chính có những phiên giảm sâu là lo lắng về sự bền vững của kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu vẫn tồn tại.

Tính cả năm 2009, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 44,93%, chỉ số S&P 500 tăng 19,87%, còn chỉ số Nasdaq tăng 24,71%.

Giá dầu phục hồi, cổ phiếu năng lượng trên thị trường Mỹ tăng 25,53%, trong khi đó cổ phiếu tài chính tăng 29,48%, cổ phiếu công nghệ tăng 44,42%, cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa tăng 47,07%.

Chỉ số Dow Jones Stoxx trong khoảng thời gian từ đầu năm cho đến ngày 09/03/2009 cũng liên tục suy giảm và lập mức đáy vào ngày này, sau đó chỉ số tăng mạnh qua các tháng, khoảng thời gian gần đây chỉ số mất điểm khi nhà đầu tư đặt dấu hỏi về đà phục hồi của kinh tế thế giới. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số Dow Jones Stoxx đã tăng được 27%.

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 34% trong năm nay và như vậy chuẩn bị có năng tăng điểm mạnh nhất từ năm 2003

Năm u ám của đồng USD

Từ đầu năm cho đến tháng 3/2009, đồng USD liên tục tăng giá. Trong khoảng thời gian trên, USD tăng giá 9% so với euro và 7% so với đồng yên Nhật. USD cũng tăng giá nhẹ so với đồng bảng Anh. Lý do tại sao?

Goldman Sachs vào tháng 3/2009 đưa ra dự báo tỷ giá USD/euro sẽ lên mức 1,40USD/euro. Ngày 18/03, USD rớt giá xuống mức kỷ lục so với euro từ khi euro chính thức được đưa vào lưu hành năm 1999.

Ngày 27/07, USD rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2009. Tháng 12/2009, đồng USD tăng giá trở lại, mức tăng từ đầu tháng 12 cho đến hết ngày 24/12 đạt

Chốt phiên giao dịch ngày 24/12/2009, đồng USD giao dịch với đồng USD ở mức 1,4380USD/euro tại thị trường New York. Đồng USD giao dịch với đồng yên ở mức 91,54 yên/USD.

Thị trường bất động sản thế giới bắt đầu hồi phục nhưng còn nhiều nỗi lo

Năm 2009, khủng hoảng kinh tế chưa qua. Giá nhà đất tại các thị trường bất động sản lớn của thế giới vẫn tiếp tục đi xuống. Thế nhưng chính việc giá nhà đất hạ, người tiêu dùng quay lại thị trường để tranh thủ mua nhà giá thấp.

Theo khảo sát của Economist tại 19 nước cho thấy giá nhà đất đang hạ. Xu thế này rõ nhất tại Mỹ nơi giá nhà đất quý 1/2009 hạ 19,1% so với năm trước. Đây là mức hạ mạnh nhất từ năm 1987 đến nay.

Ngoài ra, tại Mỹ, chính phủ Mỹ đưa ra chương trình tín dụng thuế dành cho người mua nhà lần đầu, thị trường nhà đất nhờ thế cũng hồi phục. Dù vậy vẫn còn nhiều điểm đáng lo tại thị trường bất động sản Mỹ khi lĩnh vực bất động sản thương mại vẫn đang còn quá dư thừa nguồn cung, khủng hoảng của lĩnh vực này dự kiến còn kéo dài sang năm 2010.

Trung Quốc này đã thành công trong việc ngăn chặn bong bóng bất động sản kiểu Mỹ.

Tháng 5/2009, giá nhà đất tại Anh ngừng hạ - dấu hiệu cho thấy khủng hoảng thị trường nhà đất đang dịu bớt.

Thị trường bất động sản Mỹ dẫu sao đã đón nhiều tín hiệu phục hồi, doanh số bán nhà đang sử dụng trong tháng 10 và tháng 11/2009 đã tăng lần lượt 9,9% và 7,4%.

Thị trường lao động ảm đạm

Tháng 6/2009, tỷ lệ thất nghiệp vượt mức 10% tại khoảng 25% số bang của nước Mỹ. Tình hình thị trường việc làm tại hai bang trong tháng 5/2009 tiếp tục đi xuống.

Danh sách các bang có tỷ lệ thất nghiệp vượt 10% cho đến nay bao gồm Tennessee, Indiana, California, Florida, Georgia và một số bang khác. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp tại California, Florida và Georgia ở mức cao nhất từ năm 1976.

Hết tháng 11/2009, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức 10%. Còn tại Nhật, tỷ lệ thất nghiệp Nhật tháng 11/2009 tăng lên mức 5,2% từ mức của tháng 10/2009. Thị trường lao động có thể chưa đủ để hỗ trợ cho đà phục hồi của kinh tế Nhật.

Năm 2009 – năm của các gói giải cứu kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử

Một số gói kích thích kinh tế tiêu biểu 

Năm 2009, Ngân hàng Trung ương Anh hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất từ khi Ngân hàng được sáng lập năm 1694.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Ngân hàng Trung ương Indonexia và lãnh thổ Đài Loan cũng đưa ra quyết định tương tự.

Tháng 2/2009, kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế trị giá 67 tỷ USD của Đức được coi là một trong những kế hoạch quy mô lớn nhất trong số các chính phủ châu Âu.

ECB hạ lãi suất xuống 2%. Lần gần nhất lãi suất cơ bản đồng euro ở mức này là năm 2003 và năm 2005.

Ngày 14/02/2009, Thượng viện Mỹ chính thức chấp thuận kế hoạch 787 tỷ USD cứu kinh tế Mỹ. Thêm 3 Thượng nghị sỹ Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu thuận cho kế hoạch, kế hoạch này có thể tạo ra thêm 3,5 triệu việc làm cho người Mỹ.

Kế hoạch 787 tỷ USD bơm 185 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ trong năm nay và 399 tỷ USD vào nền kinh tế trong năm 2010.

Hàn Quốc chi tiêu khoảng 17,7 nghìn tỷ won tương đương 13 tỷ USD vào việc hỗ trợ tài chính, cung cấp khoản vay chi phí thấp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đào tạo việc làm khi nước này đối mặt với khả năng suy thoái lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ.

Suy thoái và thoát suy thoái

Quý 1/2009, kinh tế Anh tăng trưởng -1,5% bởi suy thoái kinh tế ngày một trầm trọng hơn. Thời kỳ này kinh tế Anh khó khăn giống thời kỳ năm 1979 khi cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher chính thức nhậm chức.

Kinh tế Singapore tăng trưởng -11,5% trong 3 tháng đầu năm 2009. Doanh số xuất khẩu các mặt hàng (không tính mặt hàng dầu) hạ 17% trong tháng 3/2009, mức doanh số này như vậy đã hạ đến tháng thứ 11.

Kinh tế Mỹ trong quý 1 giảm mạnh đáng ngạc nhiên ở mức 6,1% do xuất khẩu và dự trữ doanh nghiệp tuột dốc.

Ngày 08/06/2009, Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman dự báo nước Mỹ sẽ thoát ra khỏi suy thoái kinh tế vào tháng 9/2009.

Ngày 14/07/2009, Singapore là nước đầu tiên công bố thoát suy thoái. Kinh tế Singapore quý 2/2009 tăng trưởng với tốc độ tính theo trung bình năm đạt 20,4% so với quý trước đó. Quý 1/2009, kinh tế Singapore suy giảm 12,7%.

Văn phòng nội các Nhật công bố trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc ngày 30/06/2009, GDP Nhật tăng trưởng với tốc độ 3,7% (tính theo trung bình năm). Mức suy giảm của quý trước đó là 11,7%.

Kinh tế Mỹ thoát suy thoái vào quý 3/2009, tốc độ tăng trưởng với quý 2/2009 đạt 2,2%.

Ngành ngân hàng thế giới được giải cứu và hồi phục

Kế hoạch cứu ngành ngân hàng

Tháng 1/2009, Chính phủ Đức thực hiện kế hoạch 500 tỷ USD cứu ngành ngân hàng. Commerzbank là ngân hàng đầu tiên nhận 13,7 tỷ USD từ chương trình hỗ trợ.

Cùng tháng, Nhật dành 13,3 tỷ USD hỗ trợ thị trường tín dụng. Từ tháng 1 đến tháng 3/2009 có 6 đợt cho vay, mức lãi suất cho khoản vay qua đêm là 0,1%.

Chính phủ Pháp cung cấp thêm 13,6 tỷ USD để hỗ trợ những ngân hàng cho vay lớn nhất nước, ba giám đốc điều hành này sẽ không được nhận thưởng.

Ngày 31/03, một số ngân hàng khu vực nhỏ của Mỹ thông báo họ đã trả lại tiền từ kế hoạch giải cứu với tổng chi phí 700 tỷ USD của chính phủ. Những ngân hàng này thuộc nhóm ngân hàng đầu tiên trả lại tiền giải cứu cho chính phủ Mỹ.

Cuối tháng 3/2009, Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết họ sẽ tiếp quản ngân hàng tiết kiệm Caja de Ahorros Castilla-La Mancha và bơm thanh khoản vào ngân hàng này. Chính phủ ngoài ra còn đảm bảo cho ngân hàng này vay tới 11,8 tỷ USD.

Quyết định này tác động lớn đến lòng tin của thị trường vào ngành ngân hàng Tây Ban Nha cho đến nay vẫn được coi là miễn nhiễm với khủng hoảng ngân hàng châu Âu và Mỹ.

Ngày 10/04/2009, Chính phủ Đức nỗ lực thâu tóm ngân hàng cho vay bất động sản hàng đầu. Đây là lần đầu tiên trong hơn 70 năm chính phủ Đức tiến hành quốc hữu hoá ngân hàng.

Để ngăn khả năng khủng hoảng lặp lại, Mỹ buộc các ngân hàng tăng vốn. 10/19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ cần thêm khoảng 74,6 tỷ USD. Không một ngân hàng nào trong danh sách này được phép sụp đổ.

Ngày 24/06, ECB bơm 442 tỷ euro cứu ngành ngân hàng

Vụ sụp đổ ngân hàng tiêu biểu của ngành ngân hàng Mỹ

Ngày 14/08/2009, Ngân hàng Colonial BancGroup Inc thuộc bang Alabama Mỹ - đã chính thức sụp đổ, hoạt động của ngân hàng này sẽ chịu sự thâu tóm của tập đoàn ngân hàng BB&T Corp. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ tính từ sau vụ sụp đổ của ngân hàng Washington Mutual vào năm 2008.

Ngân hàng Colonial có tổng số khoản vay xấu liên quan đến thị trường bất động sản lên tới 1,7 tỷ USD.

Vụ sụp đổ của ngân hàng Washington Mutual vào năm ngoái là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Mỹ, mọi chi nhánh và hoạt động của ngân hàng này đã được bán cho JP Morgan Chase.

Cho đến hết ngày 19/12/2009, ngân hàng Mỹ chứng kiến sự sụp đổ của 140 ngân hàng, số lượng ngân hàng Mỹ đóng cửa như vậy cao nhất từ năm 1990.

Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp không mấy sôi động

Hoạt động M&A nửa đầu năm 2009 ảm đạm nhất trong 5 năm. Tổng giá trị các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm trên toàn thế giới chỉ đạt 1.100 tỷ USD, mức thấp nhất từ nửa đầu năm 2004.

Các công ty không thuộc lĩnh vực tài chính huy động được 887 tỷ USD trong nửa đầu năm 2009, cao hơn 64% so với cùng kỳ năm trước khi các công ty chỉ huy động được 540,3 tỷ USD. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp không vì thế mà sôi động hơn.

Năm 2009 - năm của những vụ phá sản lớn hiếm có

Tháng 1/2009, Công ty hóa chất hàng đầu thế giới Lyondell Chemical đã phải đệ đơn xin bảo lãnh phá sản do nhu cầu đối với những sản phẩm của hãng xuống dốc không phanh.

Lyondell Chemical là công ty hóa trực thuộc Tập đoàn LyondellBasell, một trong những nhà sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới.

Lyondell Chemical có tài sản trị giá 27,1 tỷ USD, các khoản nợ của hãng lên tới 19,4 tỷ USD và hơn 25 nghìn chủ nợ. 71 chi nhánh của công ty cũng sẽ phải đệ đơn xin bảo hộ.

Cùng tháng, Ssangyong Motor là nạn nhân đầu tiên của ngành ô tô châu Á phải ra đi trong bối cảnh tín dụng thắt chặt và khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ssangyong Motor, chi nhánh tại Hàn Quốc của hãng xe ô tô lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố phá sản trong ngày thứ Sáu (ngày 09/01). Đây là nạn nhân đầu tiên của ngành ô tô châu Á phải ra đi trong bối cảnh tín dụng thắt chặt và khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu ô tô giảm thê thảm.

Nortel Networks Corp là tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất tại Bắc Mỹ cũng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tổng số nợ của Nortel lên tới 12 tỷ USD. Nortel có trụ sở chính tại Toronto – Canada. Tập đoàn có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Tập đoàn đã chính thức tuyên bố phá sản theo chương 11 Luật Phá Sản của Mỹ.

Ngày 23/02/2009, Nhật chấn động vì vụ phá sản lớn nhất trong 7 năm

SFCG, một tổ chức cho vay của Nhật, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Cổ phiếu của SFCG mất 92% trong năm 2008.

Ngày 15/04/2009, Mỹ chứng kiến vụ phá sản lớn chưa từng có trong lĩnh vực bất động sản. General Growth Properties, hãng sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm lớn thứ 2 của Mỹ, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi không thể trả được khoản nợ 27 tỷ USD. Vụ việc phá sản của tập đoàn này cho thấy những vấn đề trầm trọng trên thị trường bất động sản thương mại Mỹ

General Growth sở hữu khoảng hơn 200 trung tâm mua sắm tại Mỹ đã phải tuyên bố phá sản theo chương 11 Luật Phá Sản của Mỹ.

Cuối tháng 5/2009, Christian Lacroix, một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành thời trang của Pháp, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Nguyên nhân chính khiến hãng phá sản, theo đại diện của hãng, là khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến chi tiêu vào lĩnh vực quần áo và hàng xa xỉ giảm.

Ngày 01/06/2009, vụ việc xin bảo hộ của General Motors có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn hơn cả Chrysler cuối tháng 4/2009, ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 và Enron năm 2000. Vụ việc phá sản phức tạp nhất lịch sử Mỹ.

Từng là hãng xe lớn nhất thế giới, GM đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 01/06/2009. Hãng nhiều khả năng sẽ công bố hoàn thành quá trình tái cơ cấu sau phá sản vào ngày hôm nay (ngày 10/07).

Ngày 15/06/2009, Một tên tuổi lớn của ngành khách sạn Mỹ phá sản. Extended Stay Hotels, hãng sở hữu chuỗi khách sạn hạng trung, khoảng 680 khách sạn tại 44 bang của Mỹ đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Ngày 17/06/2009, Eddie Bauer, hãng sản xuất quần áo và vật dụng lớn của Mỹ, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản và tuyên bố sẽ bán hãng cho CCMP Capital, một công ty chứng khoán tư nhân với giá 202 triệu USD.

Ngày 01/07/2009, Lear, hãng sản xuất chỗ ngồi ô tô lớn thứ 2 trên thế giới, nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Một phần nguyên nhân đến từ vụ GM phá sản.

Năm 2009 - một loạt bê bối tài chính lớn bị phanh phui

Tháng 1/2009, World Bank cho biết sẽ công bố tên của tất cả những công ty sẽ bị cấm làm việc với tổ chức này trong thời gian tới.

Wipro, công ty xuất khẩu phần mềm lớn thứ ba Ấn Độ cùng với một công ty khác là Megasoft đã bị cấm làm việc với Ngân hàng thế giới (WB) sau khi vụ bê bối của công ty Satyam bị phơi bày.

Tháng 2/2009, các nhà quản lý thị trường Mỹ đã buộc tội R. Allen Stanford về một kế hoạch gian lận tài chính với số tiền lên tới 8 tỷ USD.

Cụ thể ông này đã bán một lượng chứng chỉ tiền gửi phát hành bởi một ngân hàng tại Antigua với những lời hứa về các khoản lợi nhuận không thực tế.

Uỷ ban chứng khoán Mỹ đã điều tra về vụ việc này từ mùa hè năm ngoái. Vụ việc điều tra này ngày càng trở nên căng thẳng hơn sau vụ việc của ông Madoff.

Tập đoàn Stanford đã bán một loạt chứng chỉ tiền gửi thông qua một hệ thống các tư vấn tài chính, họ nói với khách hàng rằng tiền quỹ của họ sẽ được được đầu tư vào các kênh an toàn và mang lại lợi nhuận cao. Kết quả kinh doanh sẽ được kiểm toán bởi các nhà điều phối thị trường trên đảo Antigua thuộc Virgin Islands.

Nhật chấn động vì vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử .Cảnh sát Nhật bắt giữ chủ tịch của một công ty của do nghi ngờ ông này đã lừa đảo 2,5 tỷ USD của hơn 50 nghìn người.

Tháng 6/2009, Mỹ phát hiện vụ gian lận lớn trong ngành tài chính.Ông Angelo Mozilo, cựu giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Countrywide Financial Corp, và hai phó giám đốc đã bị buộc tội che giấu thông tin về tình hình tài chính.

Ngày 06/08, Trung Quốc chấn động vì vụ gian lận lớn chưa từng có trong ngành ngân hàng

Công tố viên tại Quảng Châu cho rằng ông Wang Sheng, cựu chủ tịch Canton Properties – một công ty bất động sản lớn tại miền Nam Trung Quốc, đã giành được khoản vay trị giá 4,8 tỷ nhân dân tệ tương đương 700 triệu USD bất hợp pháp từ Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc (Bank of Communications). Vụ việc này đã được thực hiện với sự hỗ trợ của giám đốc điều hành Ngân hàng Truyền thông và trên thực tế khoản vay chưa bao giờ được dành cho công ty.

Ngày 17/08/2009, 3 người đàn ông đã bị truy tố với tội danh ăn cắp thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của khoảng 130 triệu người Mỹ.

Quan chức pháp lý Mỹ nhận xét đây có thể là vụ ăn trộm thông tin tài khoản lớn nhất trong lịch sử.

Cuối tháng 11/2009, thế giới đau đầu với nỗi lo tập đoàn đầu tư nhà nước Dubai, tập đoàn Dubai World gánh khoản nợ lên tới 59 tỷ USD. Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm sâu. Cho đến nay, nỗi lo chưa qua khi Dubai World vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng về việc tái cấu trúc các khoản nợ với các chủ nợ.

Nguồn: vfinance.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,525.005,025.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,592.204,092.20
100g ABC Bullion Bar
14,669.5013,169.50
1kg ABC Bullion Silver
1,742.001,342.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 133
  • Truy cập hôm nay: 6181
  • Lượt truy cập: 8825811