Cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc, dù sự phục hồi bền vững vẫn chưa được thấy rõ. Sự hỗ trợ “vô tiền khoáng hậu” của các chính phủ đối với khu vực tài chính, cùng với những gói kích thích tiền tệ và tài khóa khổng lồ, đã cho phép nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng. Điều này không chỉ đúng tại những quốc gia có thu nhập cao, mà còn đúng với cả Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để rút những gói kích thích đó ra, và vì thế phải dựa vào sự hồi phục của sức cầu của khu vực tư nhân.
Sự phục hồi trong khu vực tư nhân khó có thể đến từ Mỹ hoặc các quốc gia khác có truyền thống thâm hụt. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi khu vực vay mượn của những nước này tăng mạnh trở lại. Nhưng tại Anh và Mỹ, cũng như các quốc gia có ảnh hưởng tương tự, nhiệm vụ hiện tại đang là giải chấp khu vực tư nhân, chứ không phải tăng thêm nợ. Khu vực tư nhân sẽ cần giảm nợ bằng cách chi tiêu ít hơn so với khoản thu nhập trong một giai đoạn dài. Câu hỏi là điều gì có thể bù đắp cho những khoản tiết kiệm như thế.
Trong ngắn hạn đến trung hạn, chúng ta đã biết câu trả lời: chính là khu vực vay mượn công. Theo dự báo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chính phủ Mỹ sẽ có một khoản thâm hụt tài khóa chiếm khoảng 11% GDP trong năm nay, trong khi mức thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ ở khoảng 3% GDP. Điều này nghĩa là khu vực tư đang có khoản thặng dư tài chính đến 8% GDP. Đây là một sự thay đổi đáng kể nếu tính từ năm 2007, thời điểm mà khu vực tư Mỹ có thâm hụt chiếm đến 2.4% GDP.
Giả sử như khu vực tư của Mỹ muốn chi tiêu khoản thu nhâp vượt mức chỉ chiếm 3% GDP sau khi khủng hoảng kết thúc, và cũng cho rằng dự báo của OECD là thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên đến 4% GDP vào năm 2011, thì sau đó thâm hụt của chính phủ sẽ nằm ở mức 7% GDP. Điểm đáng chú ý là nếu có sự giải chấp trong khu vực tư và sự sụt giảm trong thâm hụt tài khóa, thì thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ biến mất.
Nhiều người lập luận rằng chính sự mất cân bằng toàn cầu đã gây ra khủng hoảng như hiện nay. Điều này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng một sự phục hồi muốn bền vững thì nhu cầu cấp thiết là phải tái cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu. Nếu không, sự suy thoái có thể kéo dài ra với những khoản nợ khu vực tư ngày càng tăng lên, và cuối cùng sẽ kéo theo những khoản thâm hụt tài khóa khổng lồ.
Câu hỏi là làm thế nào để đạt được sự tái cân bằng bền vững, ai sẽ thực hiện và thực hiện như nào.
Về việc ai sẽ thực hiện, có lẽ mọi cặp mắt đang đổ dồn về Trung Quốc, đất nước có mức thặng dư lớn nhất thế giới. Nhưng theo như Kernal Dervis, cựu chủ tịch chương trình phát triển Liên Hợp QUốc, cho rằng các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi nên được khuyến khích vay mượn nhiều hơn. Để đạt được điều này, thế giới cần thúc đẩy những sự cải tổ thể chế quan trọng, bao gồm có những bảo hiểm lớn hơn đối với rủi ro khủng hoảng, thông qua các nguồn lực mở rộng cho IMF.
Tuy nhiên, Trung Quốc và các nước thặng dư khác phải đóng góp một phần. Thật vậy, chắc chắn Trung Quốc cần phải thay đổi để thúc đẩy nhu cầu nội địa tăng trưởng lớn hơn, vượt mức tăng trưởng nguồn cung tiềm năng, chứ không nên phụ thuộc quá nhiều vào người tiêu dùng nước ngoài.
Cuối cùng, câu hỏi là làm thế nào để thực hiện những sự thay đổi cần thiết này. Tranh cãi lớn nhất hiện nay nằm ở vai trò của sự thay đổi tỷ giá ngoại hối. Chúng ta có thể bỏ qua vấn đề ngoại hối, nhưng điều đó chắc chắn sẽ tạo ra nguy cơ khi mà nhu cầu tại các nước thặng dư luôn vượt mức trong khi nhu cầu ở những nước bị thâm hụt là rất yếu. Do đó, những sự thay đổi tỷ giá ngoại hối là điều cần thiết, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự điều chỉnh toàn cầu.
Việc Trung Quốc không nên tiếp tục neo chặt đồng nhân dân tệ vào đồng USD là điều quan trọng cần thiết. Chính sách tỷ giá ngoại hối của nước này là một chủ đề luôn gây ra sự lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Sự điều chỉnh toàn cầu cần thiết sẽ bị cản trở nếu Trung Quốc tiếp tục neo chặt đồng tiền của mình vào đồng USD. Điều đó dường như là không công bằng với người Trung Quốc. Nhưng đó là cái giá phải trả để có thể trở thành một thế lực kinh tế lớn trên thế giới.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,524.30 | 5,024.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,591.70 | 4,091.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,667.80 | 13,167.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.20 | 1,342.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 192
- Truy cập hôm nay: 5135
- Lượt truy cập: 8824765