Ai sẽ “về đích” trong cuộc chiến chống khủng hoảng?
2009-12-23 10:40:38
Đầu năm, một bóng mây u ám đã bao trùm toàn Phố Wall, nền kinh tế Mỹ cũng đã “rơi tự do”, kinh tế thế giới cũng ảm đảm theo. Nhưng nửa cuối năm nay, kinh tế Trung Quốc đã phục hồi khá nhanh, kinh tế Mỹ cũng đã đến hồi “khổ tận cam lai” và kinh tế thế giới đang trong hành trình của sự phục hồi.
Tuy nhiên, cùng với những dấu hiệu phục hồi, một loạt các vấn đề mới cũng bắt đầu nảy sinh. Tại các nước phát triển, việc thắt chặt tín dụng vẫn chưa được giải quyết triệt để, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao: Tại các nước đang phát triển, giá lương thực và giá dầu cao đang gia tăng sức công phá của khủng hoảng. Với toàn thế giới, việc thi hành “các sách lược rút lui” còn liên quan đến liệu kinh tế sau này có phục hồi lâu dài hay không. Có thể đối phó với những thách thức này hay không, chắc chắn phải xem xét đến trí tuệ của các nhà hoạch định chính sách của các nước.
Quốc gia nào sẽ phục hồi sớm nhất
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Dominique Strauss-Kahn cho rằng, trong các nền kinh tế lớn trên thế giới, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sớm nhất; Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, các nền kinh tế khác cũng sẽ dần bước ra khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên, kinh tế gia trưởng kiêm Phó Thống đốc Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu cho biết, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF – ông John Lipsky và các chuyên gia kinh tế khác đều cho rằng, trong số các nền kinh tế lớn hiện nay, kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi sớm nhất, hơn nữa sự khác biệt so với tình trạng phục hồi kinh tế trước kia đó là, các nền kinh tế mới nổi đang trở thành đầu tầu chủ yếu dẫn dắt sự phục hồi kinh tế thế giới.
Cho dù còn bất đồng trong vấn đề quốc gia phục hồi sớm nhất, nhưng cộng đồng quốc tế đều cho rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai đại diện cho nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi, tình hình kinh tế của hai quốc gia này đều quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế thế giới.
Trong cuộc họp thường niên về những quyết sách gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED cho rằng, kinh tế Mỹ đang phát triển theo chiều hướng tốt, mặc dù tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn vẫn còn yếu ớt, nhưng cùng với những hiệu quả xuất hiện từ từ của một loạt các chính sách, chiều hướng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ càng được tăng cường mạnh mẽ hơn. Quý III/2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,8%, bằng chứng mạnh nhất chứng tỏ kinh tế Mỹ đã thực sự thoát khỏi khủng hoảng.
Còn đối với Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong quý III đạt 8,9%, ước tính cả năm sẽ vượt ngưỡng 8%. Chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Mỹ kiêm Giám đốc Sở nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson - Fred Bergsten cho rằng, kinh tế Trung Quốc từ quý II bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, “kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn trước trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều lần nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ muốn thoát khỏi khủng hoảng phải mất khá nhiều thời gian. Điều này cũng đúng với các nước châu Âu đang chịu tác động từ cơn bão tài chính, cũng thích hợp với toàn bộ kinh tế thế giới.
Trong một số nền kinh tế mới nổi, áp lực tài chính vẫn nghiêm trọng. Nếu tình hình tài chính của các quốc gia này không thể kiểm soát, chắc chắn sẽ mang đến cú sốc mới cho toàn bộ thị trường tài chính. Khủng hoảng nợ của Dubai World là ví dụ mới nhất. Ngoài ra, IMF còn cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự bất mãn của xã hội có nguy cơ gây ra chủ nghĩa bảo hộ thương mại, và có thể làm chậm lại công cuộc cải cách của một số quốc gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất, chống lại lòng tin của công chúng.
Theo số liệu của IMF, kinh tế thế giới năm 2009 sẽ suy giảm 1%, nhưng sang năm 2010 dự kiến sẽ tăng trưởng 3%. Song, ngay cả khi bước ra khỏi khủng hoảng cũng không có nghĩa là sắp tới con đường “trải thảm”. Trước lời nhận định “kinh tế đã chạm đáy”, ông Lâm Nghị Phu thận trọng cho rằng, hiện tại vẫn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn, do đó nói kinh tế đã chạm đáy là quá sớm.
Quốc gia nào sẽ phục hồi sớm nhất
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Dominique Strauss-Kahn cho rằng, trong các nền kinh tế lớn trên thế giới, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sớm nhất; Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, các nền kinh tế khác cũng sẽ dần bước ra khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên, kinh tế gia trưởng kiêm Phó Thống đốc Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu cho biết, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF – ông John Lipsky và các chuyên gia kinh tế khác đều cho rằng, trong số các nền kinh tế lớn hiện nay, kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi sớm nhất, hơn nữa sự khác biệt so với tình trạng phục hồi kinh tế trước kia đó là, các nền kinh tế mới nổi đang trở thành đầu tầu chủ yếu dẫn dắt sự phục hồi kinh tế thế giới.
Cho dù còn bất đồng trong vấn đề quốc gia phục hồi sớm nhất, nhưng cộng đồng quốc tế đều cho rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai đại diện cho nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi, tình hình kinh tế của hai quốc gia này đều quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế thế giới.
Trong cuộc họp thường niên về những quyết sách gần đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED cho rằng, kinh tế Mỹ đang phát triển theo chiều hướng tốt, mặc dù tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn vẫn còn yếu ớt, nhưng cùng với những hiệu quả xuất hiện từ từ của một loạt các chính sách, chiều hướng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ càng được tăng cường mạnh mẽ hơn. Quý III/2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,8%, bằng chứng mạnh nhất chứng tỏ kinh tế Mỹ đã thực sự thoát khỏi khủng hoảng.
Còn đối với Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong quý III đạt 8,9%, ước tính cả năm sẽ vượt ngưỡng 8%. Chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Mỹ kiêm Giám đốc Sở nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson - Fred Bergsten cho rằng, kinh tế Trung Quốc từ quý II bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, “kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn trước trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều lần nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ muốn thoát khỏi khủng hoảng phải mất khá nhiều thời gian. Điều này cũng đúng với các nước châu Âu đang chịu tác động từ cơn bão tài chính, cũng thích hợp với toàn bộ kinh tế thế giới.
Trong một số nền kinh tế mới nổi, áp lực tài chính vẫn nghiêm trọng. Nếu tình hình tài chính của các quốc gia này không thể kiểm soát, chắc chắn sẽ mang đến cú sốc mới cho toàn bộ thị trường tài chính. Khủng hoảng nợ của Dubai World là ví dụ mới nhất. Ngoài ra, IMF còn cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự bất mãn của xã hội có nguy cơ gây ra chủ nghĩa bảo hộ thương mại, và có thể làm chậm lại công cuộc cải cách của một số quốc gia. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất, chống lại lòng tin của công chúng.
Theo số liệu của IMF, kinh tế thế giới năm 2009 sẽ suy giảm 1%, nhưng sang năm 2010 dự kiến sẽ tăng trưởng 3%. Song, ngay cả khi bước ra khỏi khủng hoảng cũng không có nghĩa là sắp tới con đường “trải thảm”. Trước lời nhận định “kinh tế đã chạm đáy”, ông Lâm Nghị Phu thận trọng cho rằng, hiện tại vẫn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn, do đó nói kinh tế đã chạm đáy là quá sớm.
Thu Hà (Theo JRJ)
Tin dịch
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,525.60 | 5,025.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,592.70 | 4,092.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,671.20 | 13,171.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.80 | 1,342.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 147
- Truy cập hôm nay: 5076
- Lượt truy cập: 8824706