Người ta đã nhắc đến Đại Suy thoái - năm kinh tế toàn cầu hứng chịu sự suy giảm tệ hại nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thế nhưng một tên gọi khác cho thời kỳ này đó là "Ổn định vĩ đại". Năm 2009 là năm đáng nhớ còn bởi không chỉ sản lượng đã giảm như thế nào mà còn bởi thảm họa đã được ngăn chặn ra sao.
12 tháng trước đây, khủng hoảng khởi điểm với vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đã đẩy thị trường tài chính gần sụp đổ. Hoạt động kinh tế toàn cầu, từ sản xuất công nghiệp cho đến thương mại, suy giảm nhanh hơn cả thời kỳ đầu thập niên 1930. Lần này, đà suy giảm được ngăn chặn trong khoảng thời gian tính bằng tháng. Nền kinh tế các nước mới nổi tăng trưởng đầu tiên và nhanh nhất.
Sản lượng của Trung Quốc, dù chững lại nhưng chưa bao giờ sụt giảm, tăng trưởng với tốc độ 17% trong quý 2/2009. Đến thời điểm giữa năm, những nền kinh tế lớn và giàu nhất thế giới (với ngoại lệ là Anh và Tây Ban Nha) đã tăng trưởng trở lại. Chỉ còn kinh tế một số nước chậm chạp hơn như Latvia và Ireland hiện nay vẫn đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Ảnh hưởng cực kỳ tệ hại. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong nhóm các nền kinh tế thuộc OECD là 9%. Tại Mỹ, khi suy thoái kinh tế bắt đầu sớm hơn, tỷ lệ thất nghiệp đã gấp đôi lên mức 10%. Tại một số nơi, thành quả của nhiều năm chống đói nghèo đã bị đánh mất, người nghèo chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ suy thoái kinh tế và giá thực phẩm cao.
Nhờ sự đi lên của những nền kinh tế lớn, đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonexia, đà đi xuống của nhóm nền kinh tế đang nổi ở thời điểm hiện nay cũng không tệ hại hơn so với thời kỳ suy thoái năm 1991. Đối với nhiều người trên hành tinh này, cuộc Đại Suy thoái vừa qua không đến nỗi quá khủng khiếp.
Chính phủ các nước đã đưa ra kế hoạch ứng phó với quy mô lớn nhất, tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Ngân hàng gặp khó khăn nhận hàng nghìn tỷ USD tiền đóng thuế của người dân. Ngân hàng Trung ương các nước hạ lãi suất cơ bản, những Ngân hàng Trung ương lớn đành phải chấp nhận để bảng cân đối kế toán phình to.
Chính phủ nhiều nước hối hả đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế. Các chương trình hành động trên đã giúp ngăn sự hoảng sợ, vực dậy hệ thống tài chính và ngăn việc nhu cầu cá nhân đi xuống. Đại Suy thoái đã có thể biến thành Đại Khủng hoảng nếu không có các kế hoạch kích cầu.
Ổn định nhưng mong manh
Tin tốt như vậy quá nhiều. Tin xấu hiện nay là sự ổn định, dù người ta có chào đón thế nào, đang mong manh một cách đáng buồn, nguyên nhân chính là bởi nhu cầu của toàn cầu vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ chính phủ.
Số lượng những khu vực mà giá bất động sản vẫn đang giảm còn nhiều hơn số lượng khu vực giá bất động sản tăng. Tuần này, khi ngân hàng Hypo Group của Áo được quốc hữu hóa, vấn đề căng thẳng trong ngành ngân hàng vẫn còn còn tồn tại.
Những dấu hiệu thành công đầu tiên ví dụ như việc các ngân hàng lớn của Mỹ trả tiền đã nhận từ chính phủ có thể khiến người ta dễ quên đi rằng đà phục hồi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ chính phủ.
Bỏ qua những ảnh hưởng từ việc các công ty khôi phục lại hàng tồn kho, phần lớn sự hồi phục của nhu cầu toàn cầu đến từ gói hỗ trợ của chính phủ các nước, từ kế hoạch kích thích đầu tư tại Trung Quốc cho đến khuyến khích chi tiêu ở Mỹ. Những kế hoạch trên đang hồi sinh tăng trưởng tại nền kinh tế nhóm nước mới nổi, ngoài ra ngăn bớt đà suy thoái tại nền kinh tế nhóm nước giàu.
Sự khác nhau về hướng đi cũng là dễ hiểu. Nhu cầu tại các nước giàu sẽ vẫn ở mức yếu, đặc biệt là những nước mà người tiêu đùng đã vay nợ quá nhiều và hệ thống ngân hàng chịu chấn động.
Nợ tiêu dùng ở Mỹ, xét tương quan với thu nhập, chỉ thấp hơn một chút so với mức đỉnh cao và cao hơn 30% so với 1 thập kỷ trước. Các hộ tiêu dùng Anh và Tây Ban Nha đã điều chỉnh ít hơn, vì thế suy yếu về tiêu dùng sẽ còn kéo dài hơn.
Khi nợ công tăng cao, chính phủ nước giàu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vay tiền. Sự khác biệt với nhóm nước mới nổi sẽ ngày một lớn. Cho đến nay, khi vốn đã lo lắng về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, nhà đầu tư còn băn khoăn hơn với khả năng vỡ nợ của một số nước châu Âu khác. Ngay cả Anh và Mỹ cũng sẽ phải tốn kém hơn nếu muốn vay tiền.
Nhóm nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn đương đầu với khó khăn khác hẳn: bong bóng tài sản và một số sự bóp méo khác khi chính phủ lựa chọn hoặc buộc phải duy trì việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Trung Quốc là mối lo lớn do quy mô và các biện pháp kích thích kinh tế mà nước này đã đưa ra.
Vấn đề thanh khoản thừa thãi và việc chính phủ từ chối để đông nhân dân tệ tăng giá đang cản trở khả năng nước này phát triển theo định hướng tiêu dùng. Tuy nhiên chính sách tiền tệ lỏng lẻo tại nhóm nước giàu khiến chính phủ nhóm nước mới nổi có muốn thắt chặt cũng khó ngay cả khi họ thật sự muốn làm như vậy bởi khi đó dòng vốn đầu cơ sẽ tràn ngập.
Lối đi đúng
Việc kinh tế thế giới có chuyển đổi nhẹ nhàng từ thời kỳ Ổn định vĩ đại sang giai đoạn phục hồi bền vững phụ thuộc vào việc những mục tiêu khác nhau được thực hiện như thế nào. Một số cách giải quyết đã rõ ràng. Đồng nhân dân tệ mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình cân bằng lại kinh tế Trung Quốc, ngoài ra làm giảm áp lực lên các thị trường mới nổi.
Kế hoạch tin cậy để giảm chi tiêu tài khóa trong trung hạn sẽ làm giảm rủi ro lãi suất tăng cao tại thế giới các nước giàu. Tuy nhiên cũng cần phải cẩn trọng, việc thắt chặt tài khóa ở thời điểm hiện tại sẽ "giết chết" đà phục hồi của các nước giàu. Và những chính sách tiền tệ có lợi cho nội địa kinh tế Mỹ sẽ khiến vấn đề tại thế giới các nước mới nổi trở nên trầm trọng hơn.
Đó là lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách đương đầu với nhiều khó khăn trong tìm được hướng rút chính sách sao cho đúng. Tệ hại hơn, họ còn phải làm như vậy trong bối cảnh chính trị tồn tại nhiều sự phản đối.
Từ sự việc Anh đánh thuế với các khoản thưởng trong ngân hàng, chính sách tài khóa tại các nước giàu hiện đương đầu với rủi ro chịu sự chi phối của sự phẫn nộ từ phía công chúng đối với chuyên gia ngân hàng và kế hoạch giải cứu.
Nếu gom tất cả những điều trên lại, người ta có gì? Những chuyên gia thuộc xu thế bi quan dự báo về tất cả các cú sốc có thể xảy đến trong năm 2010, từ khủng hoảng nợ nước ngoài (Hy Lạp vỡ nợ) cho đến khả năng bảo hộ tăng cao (Mỹ coi chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc là không công bằng).
Một loạt các vấn đề khác có thể đến như: lợi tức trái phiếu tăng vọt (thời điểm nước Anh chuẩn bị bước vào bầu cử), quyết định tài khóa ngắn hạn (thuế đánh vào giao dịch tài chính) cho đến những sự bất bình đối với việc giảm lương thưởng.
Vanginfo.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,504.70 | 5,004.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,575.40 | 4,075.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,615.50 | 13,115.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,749.00 | 1,349.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 207
- Truy cập hôm nay: 4230
- Lượt truy cập: 8823860