Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cho biết giá bán lẻ hiện hành vẫn thấp hơn giá cơ sở khoảng 300 đồng/lít.
Giá thế giới giảm, doanh nghiệp vẫn than
Nếu trừ đi phần sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) 300 đồng/lít thì doanh nghiệp này còn lỗ 310 đồng/lít xăng A92, 190 đồng/lít dầu DO và 320 đồng/lít dầu hỏa. Theo đại diện doanh nghiệp này, giá xăng dầu tuy đã giảm vào cuối tháng 7 nhưng có xu hướng tăng nhẹ trở lại vào đầu tháng 8. “Giá cơ sở bình quân 30 ngày cao hơn giá bán lẻ hiện hành và cao hơn giá cơ sở tại thời điểm ngày 17-7” - ông nói.
Lợi dụng chu kỳ 30 ngày
Dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nhưng trái với mong đợi của người tiêu dùng, đây vẫn chưa phải điều kiện đủ để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.
Xung quanh câu chuyện chu kỳ tính giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh bày tỏ: “Tôi đã không ít lần kiến nghị nên thay đổi chu kỳ tính giá 30 ngày theo Nghị định 84 cũ thành 10 ngày, thậm chí 7 ngày tính giá một lần, để bảo đảm giá xăng dầu trong nước không lệch nhịp với giá thế giới”.
Theo TS Lê Đăng Doanh, cần tính toán sao cho chu kỳ tính giá cơ sở bình quân xăng dầu phù hợp với chu kỳ nhập hàng vào kho và xuất hàng của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chu kỳ tính giá dài để trì hoãn giảm giá khi có cơ hội.
“Chu kỳ tính giá 30 ngày là cái cớ để các doanh nghiệp không giảm giá. Vì dù giá thế giới có giảm rõ rệt nhưng tính diễn biến giá trong thời gian dài như quy định hiện nay, giá cơ sở bình quân vẫn chưa đến mức có thể đề xuất giảm giá. Như vậy thì hòa cả làng” - TS Doanh nói.
Theo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, giá xăng dầu hoàn toàn có thể được đề xuất tăng ngay trong những ngày đầu tháng 8-2013. Tuy nhiên, do thời điểm cuối tháng 7 - đầu tháng 8, mức chênh lệch giá chưa đáng kể và phải lựa chọn ưu tiên tăng giá điện nên giá xăng dầu bị “gác” lại.
Cẩn trọng với CPI Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2013 cho thấy tác động của chính sách tiền tệ cũng như cầu tiêu dùng trong nước đến lạm phát tháng này không đáng kể. Lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do điều chỉnh giá, trong đó có giá xăng dầu các ngày 14-6 và 28-6 cùng với việc điều chỉnh tỉ giá, gây tác động đến nhóm giao thông vận tải (tăng 1,34% so với tháng trước) và giá hàng nhập khẩu. Lần điều chỉnh giá xăng ngày 17-7 thêm 400 đồng/lít nhiều khả năng sẽ tác động đến CPI tháng 8. Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cũng đã phân tích và dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng thêm 0,6%. CPI tăng do ảnh hưởng của các yếu tố sau: Thứ nhất, 3 đợt tăng giá xăng dầu gần đây, trong đó giá xăng A92 đã tăng 3,5% lên 24.570 đồng/lít kể từ ngày 17-7. Thứ 2, viện phí tại Hà Nội tăng bình quân 200% từ ngày 1-8, theo đó sẽ cộng thêm 0,28% mức tăng CPI theo tháng của tháng 8. Thứ 3, giá gạo đã tăng (nhiều khả năng chỉ tăng trong ngắn hạn) sẽ tác động tới chỉ số giá lương thực và thực phẩm tháng 8. |
Người lao động
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/xang-dau-van-lo-201308071021054000ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 288
- Truy cập hôm nay: 3711
- Lượt truy cập: 8591044